PHẦN 1. GIỚI THIỆU

 

1.1. Trường Đại học Vinh

1.1.1. Tóm tắt quá trình phát triển

Ngày 16/7/1959, Bộ trưởng Bộ giáo dục ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh, đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam. Ngày 28/08/1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Quyết định số 637/QĐ chuyển Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh, đánh dấu sự ra đời của Trường Đại học Vinh. Ngày 25/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh, khẳng định Trường Đại học Vinh đã trở thành một trường đại học đa cấp, đa ngành và đa lĩnh vực. Ngày 11/7/2011, Thủ tướng chính phủ ban hành Công văn số 1136/TTg-KGVX đưa trường Đại học Vinh vào danh sách xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Hiện nay, Trường Đại học Vinh là 1 trong 8 trung tâm đào tạo, bồi dưỡng sư phạm; là 1 trong 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của cả nước; là 1 trong 10 trường tham gia Đề án Ngoại ngữ Quốc gia. Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục lần thứ 2 vào năm 2017.

Trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1979), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1992, năm 2019), Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1995), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2001), Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (năm 2007), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2009, năm 2014), Huân chương Hữu nghị của Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (năm 2009, năm 2011 và năm 2017), Huân chương Lao động hạng Ba của Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (năm 2019) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

1.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu tổng quát, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục

- Sứ mạng: Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, luôn hướng tới sự thành đạt của người học.

- Tầm nhìn: Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, thành viên của Mạng lưới các trường đại học ASEAN.

- Mục tiêu tổng quát: Tạo dựng môi trường học thuật tốt để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân, hướng tới sự thành công.

- Giá trị cốt lõi: Trung thực (honesty), trách nhiệm (accountability), say mê (passion), sáng tạo (creativity), hợp tác (collabration).

- Triết lý giáo dục: HỢP TÁC (collabration), SÁNG TẠO (creativity) - với ý nghĩa được thể hiện như sau:

HỢP TÁC

1) Trường Đại học Vinh xác định HỢP TÁC trong môi trường học thuật, đa văn hóa là sự kết nối, tương tác và cộng hưởng năng lực giữa các cá nhân và giữa các đơn vị, tổ chức để tạo nên sự phát triển. HỢP TÁC là sự tôn trọng khác biệt, sự phát triển tự do của mỗi con người, thể hiện tính nhân văn. HỢP TÁC là con đường để cùng phát triển và đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên liên quan.

2) Trường Đại học Vinh tạo dựng môi trường hợp tác để thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ và phục vụ cộng đồng. Người học được khuyến khích phát triển năng lực hợp tác thông qua chương trình đào tạo với các phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến năng lực hợp tác.

SÁNG TẠO

1) Trường Đại học Vinh xem SÁNG TẠO là năng lực cốt lõi nhất của mỗi cá nhân, đảm bảo cho sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống trong bối cảnh thay đổi và sự vận động của Cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo khả năng học suốt đời. SÁNG TẠO là tạo ra những tri thức và giá trị mới. SÁNG TẠO là dám nghĩ, dám làm, say mê nghiên cứu, khám phá, và không ngừng cải tiến.

2) Trường Đại học Vinh đào tạo người học trở thành người lao động sáng tạo thông qua quá trình "Hình thành ý tưởng – Thiết kế – Triển khai – Vận hành" trong các hoạt động nghề nghiệp, có khả năng thích ứng cao trong thế giới việc làm.

 

 

 

 

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Vinh được mô tả như Hình 1.1. Hiện nay, Trường đào tạo 55 ngành trình độ đại học, 37 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 17 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với trên 40.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Trường có 01 Trường THPT Chuyên, là một trong 20 trường trung học phổ thông có uy tín nhất trong cả nước, và 01 Trường Thực hành Sư phạm đào tạo các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, là một trong những cơ sở giáo dục có uy tín nhất trên địa bàn thành phố Vinh.

- Đội ngũ cán bộ: Trường Đại hoc Vinh hiện có 1.046 cán bộ, viên chức (trong đó có 731 cán bộ giảng dạy), 56 giảng viên cao cấp, 4 giáo sư, 59 phó giáo sư, 256 tiến sĩ, 504 thạc sĩ. Chất lượng đội ngũ cán bộ của Trường đáp ứng và vượt mức bình quân chung của cả nước. Cùng với hoạt động đào tạo, đội ngũ giảng viên luôn chú trọng các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các dự án khoa học - công nghệ của Chính phủ, các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước. Trong 5 năm gần đây, đội ngũ cán bộ đã triển khai hàng trăm đề tài khoa học các cấp, trong năm 2020 đội ngũ cán bộ của Trường đã công bố trên 150 bài báo thuộc danh mục Web of Science và Scopus. Trường Đại học Vinh luôn nằm trong tốp 10 trường đại học có bài công bố quốc tế nhiều nhất ở Việt Nam.

1.2. Khoa Sư phạm Ngoại ngữ

1.2.1. Thông tin chung về Khoa Sư phạm Ngoại ngữ

Ngày 27 tháng 10 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 3090/GD-ĐT thành lập khoa Ngoại Ngữ giảng dạy bốn thứ tiếng phổ biến: Anh, Pháp, Nga, và Trung Quốc.

Tên giao dịch quốc tế: Foreign Languages Department

Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Email: khoangoaingu@vinhuni.edu.vn

Điện thoại:

1.2.2. Sơ lược lịch sử Khoa Sư phạm Ngoại ngữ

Ngày 27 tháng 10 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 3090/GD-ĐT thành lập khoa Ngoại Ngữ. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ là: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Đại học và sau đại học khối ngành Ngoại ngữ phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, xã hội của đất nước; Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, giáo dục; Triển khai hoạt động hợp tác với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế.

Từ năm 2009 đến nay, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đã đào tạo 12 khóa trình độ thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh trong đó có 11 khóa đã tốt nghiệp. Nhiều học viên tốt nghiệp đã trở thành cán bộ cốt cán của các sở, ban, các trường phổ thông của tỉnh, huyện. Năm học 2020-2021, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đào tạo 02 mã ngành đại học chính quy: Sư phạm Anh, Ngôn ngữ Anh, 01 mã ngành đào tạo thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh.

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng:

Khoa Sư phạm Ngoại ngữ có các chức năng chủ yếu: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Đại học và Sau đại học khối ngành tiếng Anh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp từ khoa Sư phạm Ngoại ngữ có thể thành đạt ở nhiều ngành nghề khác nhau như biên phiên dịch, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, truyền hình, giảng dạy, kinh doanh, v.v.

- Nhiệm vụ:

+ Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.

+ Đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Anh, Cử nhân Ngôn ngữ Anh.

+ Đào tạo trình độ Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

+ Giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ của các Viện, Khoa đào tạo trong toàn trường.

+ Nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn liền với phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa - xã hội của địa phương và đất nước.

+ Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên các bậc học.

+ Đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học.

+ Triển khai hoạt động hợp tác với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế.

+ Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ quốc gia

1.3.4. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

- Cơ cấu về số lượng: Tổng số: 55; Cán bộ giảng dạy: 49; Chuyên viên: 05

- Cơ cấu về trình độ: 02 PGS.TS, 09 TS, 01 nghiên cứu sinh nước ngoài, 15 giảng viên chính, và 36 thạc sĩ.

- Ban lãnh đạo khoa:

+ Trưởng khoa, Bí thư Đảng ủy bộ phận: TS. Nguyễn Thị Kim Anh

+ Phó Trưởng khoa, Bí thư chi bộ cán bộ: TS. Nguyễn Hữu Quyết

+ Phó Trưởng khoa: Th.S. Phan Thị Hương

- Hội đồng Khoa gồm có 11 thành viên

1.3.5. Hoạt động đào tạo

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình, Khoa luôn xác định hoạt động đào tạo là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa sống còn. Hoạt động đào tạo của Khoa được biểu hiện ở các nội dung cơ bản như sau:

- Hệ đại học:

Đây được xem là hệ đào tạo xương sống của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ. Từ khi thành lập Khoa (1994) đến nay, Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo hệ cử nhân Sư phạm tiếng Anh, cử nhân Ngôn ngữ Anh, cử nhân Sư phạm tiếng Pháp. Đến thời điểm hiện tại, Khoa đã đào tạo được 5.109 sinh viên, trong đó: 129 học viên cao học, 2.099 sinh viên chính quy, 2.382 học viên vừa làm vừa học, 463 sinh viên liên kết đào tạo du học bán phần tại các trường đại học Trung Quốc, 36 sinh viên Thái Lan. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi ra trường gần 100% ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Số sinh viên đang học tập tại Khoa hiện nay có 1.042 người: 779 sinh viên chính quy, 47 sinh viên Thái Lan, 37 học viên cao học, 184 học viên học văn bằng 2. Sau 27 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Khoa không ngừng được bổ sung về số lượng, số cán bộ có học hàm, học vị ngày càng nhiều. Nhiều đồng chí hiện nay đang giữ các chức vụ chủ chốt của trường. Quy mô và hình thức đào tạo của Khoa ngày càng mở rộng.

Khoa đã xây dựng khung chương trình, chương trình và đề cương chi tiết các học phần cho tất cả 02 mã ngành đào tạo Đại học. Tất cả các chương trình này được xây dựng mang tính khoa học và cập nhật. Đến nay, giảng viên của Khoa đã biên soạn gần 34 giáo trình, 11 sách tham khảo phục vụ cho hoạt động đào tạo. Từ năm học 2007- 2008, cùng với toàn Trường, các ngành đào tạo chính quy của Khoa đã chuyển sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Khoa cũng đã công bố được chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo đại học chính quy do Khoa quản lý.

Hoạt động đào tạo hệ đại học chính quy của Khoa luôn được thực hiện đứng quy chế, đúng kế hoạch. Các hoạt động dạy, học, thi và đánh giá được tổ chức một cách cơ bản, khoa học, công bằng và khách quan.

- Hệ đào tạo Sau đại học:

Từ năm 2009, ngoài tuyển sinh 02 mã ngành Đại học chính quy, 02 mã ngành đào tạo vừa làm vừa học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ chính thức đào tạo 01 mã ngành đào tạo Thạc sĩ.  Đến nay, Khoa đã và đang đào tạo 12 khóa Thạc sĩ trong đó có 09 khóa đã tốt nghiệp. Số lượng học viên cao học tăng nhanh qua các năm cho thấy nhu cầu học cao học khối ngành tiếng Anh ở Nghệ An nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ đang rất cấp thiết.

1.2.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phục vụ các mục tiêu kinh tế, giáo dục, văn hóa - xã hội của địa phương. Hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy tập trung vào các mảng chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu, biên soạn các giáo trình phục vụ công tác đào tạo. Tính đến nay (năm 2020), cán bộ giảng dạy của khoa đã biên soạn và tham gia biên soạn được 34 giáo trình, 11 sách tham khảo.

- Biên soạn và tham gia biên soạn các tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên Cao học.

- Viết và đăng tải các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế ESCI (ISI) và Scopus (Q1, Q2, Q3, Q4) và các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh... Cán bộ giảng dạy của Khoa đã đăng tải trên 1500 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước.

- Tổ chức và tham gia các Hội thảo cấp quốc tế, quốc gia và khu vực nhằm trao đổi những vấn đề học thuật và kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo. Khoa đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo khoa học, trong đó có 02 Hội thảo Quốc tế VinhTESOL. Tất cả những hội thảo đó đã đóng góp nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của Khoa cũng như góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của địa phương.

- Cán bộ giảng dạy Khoa đã chủ nhiệm và tham gia thực hiện nhiều đề tài đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh.

1.2.7. Cơ sở vật chất và khen thưởng

- Ngoài việc sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất của Trường Đại học Vinh, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ còn có Phòng tư liệu riêng phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên môn của cán bộ và sinh viên của Khoa. Nhà trường cũng đã bố trí cho Khoa hệ thống phòng học, văn phòng khoa, phòng làm việc của Ban chủ nhiệm Khoa, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, phòng thực hành Bộ môn với đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn.

- Trải qua 26 năm xây dựng và trưởng thành, với những thành tích đạt được trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đã được khen thưởng:

+  Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc hàng năm

+  Tập thể lao động giỏi

+ 01 Bằng khen của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

+ 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Nhiều Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giấy khen Tỉnh Đoàn cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên

 


 

PHẦN 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Thông tin chung

 

1.

Tên ngành đào tạo:

Sư phạm tiếng Anh (English Language Teacher Education)

2.

Mã số ngành đào tạo:

7140231

3.

Trình độ đào tạo:

Đại học

4.

Thời gian đào tạo:

04 năm

5.

Tên văn bằng tốt nghiệp:

Cử nhân Sư phạm tiếng Anh

6.

Đơn vị được giao nhiệm vụ:

Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh

7.

Hình thức đào tạo:

Chính quy – Tập trung

8.

Số tín chỉ yêu cầu:

126

9.

Thang điểm:

4

10.

Ngôn ngữ sử dụng:

Tiếng Việt và tiếng Anh

11.

Ngày tháng ban hành:

10/09/2021

12.

Phiên bản chỉnh sửa:

Phiên bản 2

 

2.2. Mục tiêu chương trình đào tạo

Mục tiêu tổng quát:

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có: kiến thức và kỹ năng tiếng Anh trình độ Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; phẩm chất nhà giáo và năng lực giao tiếp, hợp tác trong môi trường đa văn hóa; năng lực sử dụng các phương pháp dạy học môn tiếng Anh; và năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, cải tiến các hoạt động dạy học môn tiếng Anh và phát triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về công việc và bối cảnh nghề nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

PO1.

Vận dụng kiến thức cơ sở khối ngành sư phạm, kiến thức và kỹ năng tiếng Anh, kiến thức về khoa học giáo dục, kiến thức nâng cao về ngôn ngữ Anh và phương pháp giảng dạy tiếng Anh vào các lĩnh vực dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PO2.

Vận dụng kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PO3.

Vận dụng kỹ năng giao tiếp và hợp tác vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng sự thay đổi của yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

PO4.

Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành/ phát triển/ cải tiến các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

 

 

2.3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tại thời điểm tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm Sinh học có khả năng:

CĐR

Mô tả Chuẩn đầu ra

PLO1.1.

Vận dụng kiến thức cơ sở khối ngành sư phạm, kiến thức và kỹ năng tiếng Anh bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) vào công tác dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PLO1.2.

Vận dụng kiến thức chuyên ngành sư phạm và sư phạm tiếng Anh trong dạy học môn tiếng Anh, giáo dục, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học

PLO1.3.

Vận dụng kiến thức nâng cao về ngôn ngữ Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh và phát triển chương trình môn học vào công tác dạy học môn tiếng Anh, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp

PLO2.1.

Vận dụng các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PLO2.2.

Thể hiện phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh và giáo dục học sinh

PLO3.1.

Vận dụng kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PLO3.2.

Sử dụng kỹ năng giao tiếp đa phương thức và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 2 trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học trong môi trường đa văn hóa

PLO4.1.

Phân tích bối cảnh xã hội và nhà trường phổ thông

PLO4.2.

Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, cải tiến các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh, xây dựng môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp.

 

Mối quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo được mô tả trong Bảng_2.1.

Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

Mục tiêu đào tạo

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

3.1

3.2

4.1

4.2

PO1

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

PO2

 

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

PO3

 

 

 

 

 

Ö

Ö

 

 

PO4

 

 

 

 

 

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

 

  • Chuẩn đầu ra chi tiết của CTĐT

PO1

Vận dụng kiến thức cơ sở khối ngành sư phạm, kiến thức và kỹ năng tiếng Anh, kiến thức về khoa học giáo dục, kiến thức nâng cao về ngôn ngữ Anh và phương pháp giảng dạy tiếng Anh vào các lĩnh vực dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PLO1.1

Vận dụng kiến thức cơ sở khối ngành sư phạm, kiến thức và kỹ năng tiếng Anh bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) vào công tác dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

1.1.1

Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật để thực hiện hiệu quả công tác dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

1.1.2

Vận dụng kiến thức và kỹ năng tiếng Anh bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) vào dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

1.1.3

Vận dụng kiến thức văn hóa Việt nam, văn hóa- chính trị - xã hội các nước nói tiếng Anh và kỹ năng biên dịch vào dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PLO1.2

Vận dụng kiến thức chuyên ngành sư phạm và sư phạm tiếng Anh trong dạy học môn tiếng Anh, giáo dục, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học

1.2.1

Vận dụng kiến thức về quy luật phát triển nhận thức, tâm lí, trí tuệ, xã hội và thể lực có ảnh hưởng đến học tập của học sinh để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh và giáo dục học sinh

1.2.2

Vận dụng kiến thức về dạy học và giáo dục, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá để thực hiện hiệu quả công tác dạy học môn tiếng Anh, công tác giáo dục và phát triển nghề nghiệp

1.2.3

Vận dụng kiến thức về các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, hướng nghiệp và văn hóa nhà trường để tổ chức và thực hiện hiệu quả công tác dạy giáo dục, tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh

PLO1.3

Vận dụng kiến thức nâng cao về ngôn ngữ Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh và phát triển chương trình môn học vào công tác dạy học môn tiếng Anh, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp

1.3.1

Vận dụng kiến thức tiếng Anh nâng cao và lý luận ngôn ngữ Anh vào công tác dạy học môn tiếng Anh, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp

1.3.2

Vận dụng kiến thức viết khoa học, phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên sâu, và phát triển chương trình và học liệu môn tiếng Anh vào công tác dạy học môn tiếng Anh, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp

PO2

Vận dụng kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

PLO2.1

Vận dụng các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

2.1.1.

Vận dụng tư duy phản biện, tư duy hệ thống, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo để tổ chức các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học cơ bản về ngôn ngữ và khoa học giáo dục

2.1.2.

Vận dụng kỹ năng tự học vào quá trình đào tạo, phát triển bản thân và phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp

2.1.3

Vận dụng kỹ năng về công nghệ, công nghệ thông tin và học liệu số vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

2.1.4

Vận dụng kỹ năng dạy học vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

2.1.5

Vận dụng kỹ năng giáo dục để rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh và xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, thân thiện, dân chủ, lành mạnh, và an toàn

PLO2.2

Thể hiện phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh và giáo dục học sinh

2.2.1

Thể hiện đạo đức và phẩm chất nhà giáo trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh và công tác giáo dục học sinh

2.2.2

Thể hiện phong cách nhà giáo trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh và công tác giáo dục học sinh

PO3

Vận dụng kỹ năng giao tiếp và hợp tác vào các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng sự thay đổi của yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

PLO3.1

Vận dụng kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học

3.1.1

Vận dụng kỹ năng hợp tác để tham gia hiệu quả vào các hoạt động hợp tác và học tập cộng tác để cùng nhau ướng tới một mục tiêu dạy học, giáo dục và nghiên cứu tiếng Anh đáp ứng yêu cầu của công việc và phát triển nghề nghiệp

3.1.2

Vận dụng kỹ năng làm việc nhóm để thực hiện hiệu quả các tương tác giữa thành viên nhóm nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao và thúc đẩy môi trường làm việc mang tính xây dựng

PLO3.2

Sử dụng kỹ năng giao tiếp đa phương thức và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 2 trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học trong môi trường đa văn hóa

3.2.1

Sử dụng kỹ năng giao tiếp đa phương thức trong các hoạt động dạy học môn tiếng Anh, giáo dục và nghiên cứu khoa học trong môi trường đa văn hóa

3.2.2

Sử dụng ngoại ngữ 2 bậc 3 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong giao tiếp và các hoạt động phát triển chuyên môn trong môi trường đa văn hóa

PO4

Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành/ phát triển/ cải tiến các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

PLO4.1

Phân tích bối cảnh xã hội và nhà trường phổ thông

4.1.1

Phân tích bối cảnh xã hội với giáo dục phổ thông, vai trò và trách nhiệm của giáo viên tiếng Anh để phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong dạy học và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

4.1.2

Phân tích bối cảnh nhà trường với các hoạt động dạy học và giáo dục để xây dựng văn hóa nhà trường, thực hiện quyền dân chủ và môi trường giáo dục an toàn trong trường học

PLO4.2

Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, cải tiến các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh, xây dựng môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp.

4.2.1

Hình thành ý tưởng cho các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh, xây dựng môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

4.2.2

Thiết kế các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh, xây dựng môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

4.2.3

Triển khai các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh, xây dựng môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

4.2.4

Cải tiến các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển chương trình môn tiếng Anh, xây dựng môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc và bối cảnh nghề nghiệp

 

2.4. Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh có khả năng làm việc ở các vị trí công việc sau:

-     làm giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông và các cơ sở đào tạo tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân và quốc tế;

-     làm giảng viên tiếng Anh ở trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;

-     làm việc trong lĩnh vực chuyên môn khác yêu cầu về kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh có khả năng:

-     tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp

-     tham gia chương trình đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.

 

2.5. Tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp

2.5.1. Tuyển sinh

Tuyển sinh đầu vào được đánh giá sau khi các thí sinh có kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia (được tổ chức bởi Bộ GD&ĐT) và nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường hoặc xét tuyển học bạ. Dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh nộp hồ sơ, tổ hợp các môn xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh Trường xác định điểm chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào nhưng không thấp hơn điểm sàn quy định của Bộ GD&ĐT. Ngành SPTA tuyển sinh theo 2 phương thức: (i) dựa trên 04 tổ hợp các môn xét tuyển bao gồm: D01 (Toán - Văn - Tiếng Anh), D14 (Ngữ văn - Lịch sử - Tiếng Anh), D15 (Ngữ văn - Địa lí - Tiếng Anh) và D66 (Ngữ văn - Địa lí - Tiếng Anh), không ít hơn 70% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh; (ii) xét tuyển học bạ THPT, không quá 30% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh.

Ngoài ra, Ngành SPTA xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy định xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học chính quy được công bố trong Đề án tuyển sinh của của Trường đại học Vinh.

2.5.2. Điều kiện tốt nghiệp

Điều kiện xét, công nhận tốt nghiệp và xếp hạng tốt nghiệp được quy định theo Quyết định số 2155/QĐ-ĐHV ngày 10/10/2017 của Trường Đại học Vinh. Sinh viên đủ các điều kiện sau thì được xét và công nhận tốt nghiệp: (i) cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức bị đình chỉ học tập; (ii) hoàn thành 126 tín chỉ của CTĐT; (iii) điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên; (iv) có chứng chỉ Ngoại ngữ B1, tương đương trình độ bậc 3/6 theo tham chiếu Châu Âu; (v) có chứng chỉ Giáo dục-Quốc phòng, Giáo dục thể chất; (vi) hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Trường. Đối với những sinh viên tốt nghiệp sớm hoặc tốt nghiệp muộn phải có đơn đề nghị được xét tốt nghiệp.

Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ vào các điều kiện công nhận tốt nghiệp để lập danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

2.6. Phương pháp giảng dạy và học tập

Hoạt động dạy và học là yếu tố cốt lõi để đạt được các CĐR học phần, từ đó đạt được các CĐR của CTĐT. Các phương pháp giảng dạy được sử dụng để đạt được các CĐR của CTĐT được mô tả trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Ánh xạ giữa CĐR của CTĐT và các hoạt động giảng dạy - học tập

Hoạt động giảng dạy và học tập

CĐR

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

3.1

3.2

4.1

4.2

Thuyết trình

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

Vấn đáp

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

Tự học

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

Ö

 

 

Thảo luận

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

Thực hành

Ö

 

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Hoạt động nhóm

Ö

Ö

Ö

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

Nghiên cứu tình huống

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

 

Ö

Ö

Học dựa trên dự án

 

 

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

Đối với các học phần giáo dục đại cương (chính trị, văn hóa, khoa học xã hội, ngoại ngữ 2), các hoạt động giảng dạy chính gồm thuyết trình, vấn đáp, hướng dẫn, tự học, thảo luận. Đối với các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành và dự án, ngoài các hoạt động giảng dạy trên, các hoạt động giảng dạy bao gồm thực hành, hoạt động nhóm, nghiên cứu các tình huống thực tiễn và học dựa trên dự án án. Những hoạt động này nhằm nâng cao khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và cải tiên hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học để đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp.

2.6.1. Thuyết trình

Thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói của người dạy để trình bày kiến thức mới hoặc tổng kết những kiến thức mà người học đã tiếp nhận một cách có hệ thống. Dạy học theo phương pháp thuyết trình cho phép người dạy truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà người học khó tự tìm hiểu được một cách sâu sắc; giúp người học hiểu được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, súc tích thông qua cách trình bày của người dạy; tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của người học, vì có như vậy người học mới hiểu được lời giảng của người dạy và mới ghi nhớ được bài học. Ngoài ra, thuyết trình cho phép người dạy truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều người học trong cùng một lúc. Hình thức thuyết trình còn hướng đến việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT và năng lực giao tiếp - hợp tác (các bài tập thuyết trình theo nhóm) vào quá trình thuyết trình.

2.6.2. Vấn đáp

Vấn đáp là phương pháp dạy học trong đó giảng viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt người học giải quyết nhiệm vụ học tập. Dạy học theo phương pháp vấn đáp đối với ngành SPTA có thể thực hiện theo cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ. Các hoạt động này nhằm giúp người học củng cố, mở rộng, tổng kết và hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được; kích thích tư duy độc lập của người học, giúp người học hiểu nội dung học tập; lôi cuốn người học vào quá trình học tập, tạo không khí học tập sôi nổi trong lớp học; hình thành và phát triển kỹ năng nói, diễn đạt ý tưởng của người học.

2.6.3. Tự học

            Tự học là hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở bậc đại học, đặc biệt là trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ngoài giờ học ở lớp, theo hoặc không theo chương trình đã được qui định. Tự học giúp người học rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu và khám phá tri thức; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và tổng quát hóa tri thức; rèn luyện đức tính kiên trì, tư duy phê phán và ý chí phấn đấu; bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học và nâng cao khả năng học tập suốt đời.

2.6.4. Thảo luận

Thảo luận là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa người học với người học hoặc giữa người học với giao viên nhằm huy động trí tuệ của người học để đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoặc những quan niệm mới cho giải quyết một vấn đề. Thảo luận có thể giúp người học khai thác được nhiều khía cạnh của một vấn đề, có thể giúp người học rút ra được những giải pháp mới từ các ý kiến khác nhau. Ngoài ra, phương pháp này còn khiến người học chú tâm hơn đến các đề tài đang được thảo luận; giúp cho những ý tưởng và sự thể nghiệm của người học được tôn trọng; giúp cho người học hiểu rõ được những đặc điểm của quá trình thảo luận dân chủ; giúp người học phát triển khả năng trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp.

2.6.5. Thực hành

Thực hành được thực hiện tại phòng học giả định cho các hoạt động tập giảng, thực hành giảng dạy và được thiết kế trong các học phần chuyên ngành. Thực hành được tiến hành sau các giờ học lý thuyết nhằm mục đích giúp người học rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phân tích, tổng hợp; rèn luyện đức tính kiên trì và bồi dưỡng hứng thú nghiên cứu khoa học. Đối với các HP về PPGD Tiếng Anh, người học được thực hành các năng lực giảng dạy tiếng Anh (Microteaching) theo nhóm với các bài học trong CTGD phổ thông cấp THPT.

2.6.6. Hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm là một trong những phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực của người học, lấy hoạt động của người học làm trung tâm. Hoạt động nhóm là cách thức trao đổi ý kiến, quan điểm giữa người học trong một nhóm với nhau và trong một khoảng thời gian nhất định về một vấn đề học tập hay một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến nội dung học tập. Kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng. Hoạt động nhóm nhằm tạo cơ hội tối đa cho người học bộc lộ hiểu biết quan điểm của mình về nội dung, phương pháp học tập; rèn luyện khả năng diễn đạt, cách thức tư duy và ý tưởng của cá nhân; tạo điều kiện cho người học có thể học hỏi lẫn nhau; đề cao tinh thần hợp tác, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong học tập cho người học; giúp cho giáo viên nắm được thông tin ngược từ phía người học.

2.6.7. Nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống là một phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong đó các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học. Trong phương pháp dạy học này giảng viên cung cấp cho sinh viên tình huống dạy học, sinh viên tìm hiểu, phân tích và hành động trong tình huống đã cho. Phương pháp này có các ưu điểm nổi bật như: tăng tính thực tiễn của môn học, giảm thiểu rủi ro cho người học trong thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống; nâng cao tính chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của người học. Ngoài ra, dạy học bằng phương pháp nghiên cứu tình huống cũng tạo cơ hội cho người học phát triển toàn diện các kỹ năng như: kỹ năng phân tích để xác định vấn đề, kỹ năng xây dựng và viết tình huống, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể, kỹ năng tranh luận và bảo vệ ý kiến. Nghiên cứu tình huống được lồng ghép vào các học phần đồ án - dự án được thiết kế trong chương trình đào tạo ngành SPTA.

2.6.8. Học dựa trên dự án

Học dựa trên dự án là phương pháp tổ chức dạy học thông qua các dự án hay đề tài thực tế. Người học được tạo điều kiện để thực hiện mới hoặc làm lại các đề tài hay nội dung khoa học mà nhà nghiên cứu đã tiến hành. Theo đó, người học sẽ cảm thấy rất hứng thú bởi họ được tham gia gần như “trực tiếp” vào trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Chính vì thế, quá trình tiếp thu kiến thức cũng diễn ra một cách tích cực. Người học không những được tiếp cận với thông tin mới mà còn được rèn luyện kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống, đọc hiểu, tóm tắt, và trình bày các vấn đề khoa học.

Phương pháp học dựa trên dự án chú trọng tới những hoạt động học có tính chất lâu dài, liên ngành và thường gắn với những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống. Bên cạnh đó, phương pháp học dựa trên dự án còn tạo ra những cơ hội nhằm giúp người học theo đuổi được những sở thích của mình và tự mình đưa ra quyết định về câu trả lời hay tìm ra giải pháp cho các vấn đề trình bày trong dự án. Phương pháp này có thể giúp đạt được chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO như: lập giả thiết, kỹ năng thiết kế - triển khai, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

2.7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

2.7.1. Các hình thức đánh giá

Đánh giá sinh viên trong quá trình học tập là hoạt động xác định mức độ đạt được CĐR của các học phần và từ đó bảo đảm sinh viên đạt được CĐR của CTĐT. Ngành SPTA đánh giá sinh viên trong quá trình học tập dựa trên Quyết định số 2018/QĐ-ĐHV ngày 09/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ đại học.

Các học phần được đánh giá bao gồm đánh giá quá trình (chuyên cần, thái độ, mức độ tích cực tham gia vào quá trình học tập), đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc học phần. Các hình thức đánh giá được sử dụng để phù hợp với CĐR của CTĐT được mô tả như Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Các hình thức đánh giá để đạt được CĐR của CTĐT

Các hình thức đánh giá

Công cụ đánh giá

CĐR của CTĐT

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

3.1

3.2

4.1

4.2

1. Ý thức và thái độ học tập

Rubrics

Ö

Ö

Ö

Ö

 

Ö

 

 

Ö

2. Hồ sơ học phần

Rubrics

Ö

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

3. Thi vấn đáp

Đáp án

Rubrics

Ö

Ö

Ö

Ö

 

 

 

Ö

 

4. Thi trắc nghiệm

Đáp án

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

5. Thi tự luận

Đáp án Rubrics

Ö

Ö

Ö

Ö

 

 

Ö

Ö

 

6. Thi thực hành

Rubrics

 

 

 

Ö

Ö

 

 

Ö

Ö

7. Viết báo cáo

Rubrics

 

 

 

 

 

Ö

Ö

 

Ö

8. Thuyết trình báo cáo

Rubrics

 

 

 

 

Ö

 

Ö

 

Ö

9. Sản phẩm dự án

Rubrics

 

 

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

10. Hoạt động nhóm

Rubrics

Ö

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

 

Ö

 

2.7.1.1. Đánh giá ý thức và thái độ học tập

Đánh giá ý thức học tập là đánh giá mức độ chuyên cần mà sinh viên phải tham gia lớp học. Đánh giá thái độ học tập là đánh giá mức độ sinh viên thể hiện thái độ tích cực và hợp tác trong lớp cũng như trong tinh thần đồng đội khi thực hiện nhóm. Tính chuyên cần và thái độ học tập của sinh viên được đánh giá theo các tiêu chí ở Bảng Rubric 1, Rubric 2, Rubric 3 hoặc Rubric 4 tùy thuộc vào các học phần lý thuyết hay học phần có thực hành/dự án.

2.7.1.2. Đánh giá hồ sơ học phần

Đối với hồ sơ học phần, sinh viên bắt buộc phải làm bài tập liên quan đến các bài học học trong lớp hoặc sau giờ học. Những bài tập này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm. Ngoài ra, sinh viên phải đáp ứng những yêu cầu về các học liệu kèm theo học phần của giảng viên.

2.7.1.3. Đánh giá theo hình thức vấn đáp

Đánh giá theo hình thức vấn đáp là một trong những hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng trước, trong và sau giờ giảng để kiểm tra tri thức sinh viên đạt được một cách nhanh gọn, kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Hoặc được áp dụng trong quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức sinh viên bốc thăm câu hỏi hoặc giảng viên đặt câu hỏi, sinh viên trả lời trực tiếp. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của mình thông qua vấn đáp. Tuỳ theo mục đích đánh giá mà sử dụng các hình thức vấn đáp khác nhau.

2.7.1.4. Đánh giá theo hình thức trắc nghiệm

            Hình thức trắc nghiệm là dạng kiểm tra trong đó mỗi câu hỏi kèm theo câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho sinh viên một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi sinh viên phải chọn một hay nhiều giải pháp trả lời đúng nhất. Loại câu hỏi này được gọi là trắc nghiệm khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan, chính xác, ổn định và không phụ thuộc vào người chấm; đồng thời nó cho phép đánh giá được toàn bộ những khả năng của người học theo sự phân loại (ghi nhớ thông tin, thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá). Bài trắc nghiệm thường có số câu hỏi nhiều hơn bài tự luận.

2.7.1.5. Đánh giá theo hình thức tự luận

Sinh viên phải trả lời một số câu hỏi, bài tập hoặc ý kiến cá nhân về các vấn đề liên quan đến yêu cầu kiến thức của học phần. Các yêu cầu của câu hỏi trong các đề thi được thiết kế để đánh giá kết quả học tập của học phần. Thang điểm đánh giá được sử dụng trong hình thức này là từ 1 đến 10 theo đáp án của đề thi.

2.7.1.6. Đánh giá theo hình thức thực hành

Sinh viên phải thực hiện các thao tác hoặc bài thực hành liên quan đến các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của các học phần. Thang điểm đánh giá được sử dụng từ 0 đến 10. Các tiêu chí đánh giá của của các học phần có thực hành được thể hiện trong Bảng Rubric 4, Rubric 5 và Rubric 6.

2.7.1.7. Đánh giá viết báo cáo

Sinh được đánh giá thông qua báo cáo về chủ đề giáo viên yêu cầu, bao gồm nội dung được trình bày trong báo cáo, cách trình bày, định dạng trong báo cáo. Các tiêu chí đánh giá của phương pháp này được thể hiện trong Bảng Rubric 7.

2.7.1.8. Đánh giá thuyết trình

Sinh viên chuẩn bị bài thuyết trình theo một chủ đề nghiên cứu theo yêu cầu của giảng viên. Giảng viên cho điểm sinh viên thông qua buổi trình bày báo cáo, đưa ra các câu hỏi trực tiếp và nhận các các câu trả lời. Các tiêu chí để đánh giá sinh viên qua hoạt động thuyết trình được mô tả trong Bảng Rubric 7.

2.7.2. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá theo Quyết định số 2018/QĐ-ĐHV ngày 09/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ đại học.

2.7.2.1. Thang điểm đánh giá

Thang điểm đánh giá kết quả học tập theo từng học phần của CTĐT được quy định như Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá học phần

Điểm chữ

Điểm 10 tương ứng

Quy ra thang điểm 4

 

A

8.5 – 10.0

4.0

 

B+

8.0 – 8.4

3.5

 

B

7.0 – 7.9

3.0

 

C+

6.5 – 6.9

2.5

 

C

5.5 – 6.4

2.0

 

D+

5.0 – 5.4

1.5

 

D

4.0 – 4.9

1.0

 

F

< 4.0

0.0

 

 

2.7.2.2. Điểm đánh giá học phần

Điểm đánh giá học phần được tổ hợp từ điểm đánh giá quá trình và điểm đánh giá cuối kỳ như quy định trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thành phần và điểm đánh giá học phần

Thành phần đánh giá

Tỷ lệ

1. Đánh giá quá trình

50%

1.1. Đánh giá ý thức, thái độ học tập

- Đánh giá mức độ chuyên cần và thái độ học tập.

- Yêu cầu sinh viên dự học tại lớp trên 80% mới đủ điều kiện được dự thi kết thúc học phần. Nếu sinh viên không được dự thi học phần thì bị tính điểm F và phải học lại học phần.

10%

1.2. Đánh giá hồ sơ học phần

- Hồ sơ có thể là bài tập cá nhân, báo cáo bài tập nhóm, báo cáo kết quả thảo luận, minh chứng sản phẩm học tập, ..

- Tùy theo đặc thù học phần mà giảng viên quy định các sản phẩm cụ thể.

20%

1.3. Đánh giá giữa kỳ

- Nếu số tín chỉ lý thuyết ≤ 3 thì tổ chức 1 lần kiểm tra.

- Nếu số tín chỉ lý thuyết ≥ 4 thì tổ chức 2 lần kiểm tra, điểm đánh giá là điểm trung bình.

20%

2. Đánh giá thi kết thúc học phần

- Học phần chỉ có lý thuyết: điểm đánh giá là điểm của bài thi kết thúc học kỳ và hình thức đánh giá do bộ môn quy định (tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, bài tập lớn,...)

- Học phần chỉ có thực hành, thí nghiệm hoặc đồ án: điểm đánh giá cuối kỳ là trung bình cộng của các bài thực hành, thí nghiệm hoặc báo cáo đồ án.

- Học phần có cả lý thuyết và thực hành, thí nghiệm hoặc có cả lý thuyết và đồ án: điểm đánh giá cuối kỳ là điểm đánh giá độc lập của các thành phần lý thuyết và thực hành, thí nghiệm hoặc đồ án.

50%


3. Công thức tính điểm học phần

3.1. Học phần chỉ có lý thuyết

Điểm học phần lý thuyết được tính như sau, làm tròn đến một chữ số thập phân:

a = a × 0.1 + a2 × 0.2 + a3 × 0.2 + a4 * 0.5.

Trong đó, a: điểm học phần; a1: điểm đánh giá ý thức học tập của sinh viên; a2: điểm đánh giá hồ sơ học phần; a3: điểm trung bình cộng của các bài đánh giá giữa học phần; a4: điểm đánh giá thi kết thúc học phần.

3.2. Học phần chỉ có thực hành, thí nghiệm hoặc đồ án

- Điểm học phần là điểm trung bình cộng của các bài thực hành, thí nghiệm hoặc điểm báo cáo đồ án, được làm tròn đến một chữ số thập phân.

3.3. Học phần bao gồm cả lý thuyết và thực hành, thí nghiệm hoặc có cả lý thuyết và đồ án:

a = a1 × 0.1 + a2 × 0.2 + a3 × 0.2 + (a4 * m + a5*n)*0.5/(m + n).

Trong đó, a: điểm học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; a1: điểm đánh giá ý thức học tập của sinh viên; a2: điểm đánh giá hồ sơ học phần; a3: điểm trung bình cộng của các bài đánh giá giữa học phần; a4: điểm đánh giá thi kết thúc phần lý thuyết; a5: điểm trung bình cộng của các bài thực hành, thí nghiệm hoặc điểm báo cáo đồ án; m: số tiết lý thuyết; n: số tiết thực hành, thí nghiệm hoặc đồ án.

3.4. Học phần thực tập cuối khóa:

- Điểm học phần được tính như sau, làm tròn đến một chữ số thập phân:

a = a1 × 0.5 + a2 × 0.5

Trong đó, a: điểm học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; a1: điểm đánh giá của giảng viên hướng dẫn; a2: điểm đánh giá của cán bộ hướng dẫn nơi sinh viên thực tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.8. Đối sánh chương trình đào tạo

2.8.1. Đối sánh mục tiêu chương trình đào tạo

BẢNG 1: ĐỐI SÁNH MỤC TIÊU VỚI SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, TRIẾT LÝ GD CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ VỚI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

 

Dự thảo Mục tiêu chương trình đào tạo

Đối sánh với sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý GD của Nhà trường, các văn bản của Nhà nước

Tầm nhìn, Sứ mạng và Triết lý giáo dục của Trường Đại học Vinh

Luật giáo dục đại học năm 2018 (Số: 42/VBHN-VPQH)

Mô tả nội dung trình độ Bậc 6 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016)

Mục tiêu tổng quát

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức và kỹ năng tiếng Anh trình độ Bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam); có năng lực sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học môn tiếng Anh và năng lực giao tiếp-hợp tác trong môi trường đa văn hóa; có phẩm chất nhà giáo và năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế hoạt động dạy học và giáo dục, đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh ở cấp trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

- Phù hợp với Triết lý giáo dục của Đại học Vinh: Trường Đại học Vinh coi “hợp tác - sáng tạo” là năng lực cốt lõi của cá nhân

- Phù hợp với Sứ mệnh giáo dục của Đại học Vinh: “Trường Đại học Vinh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt sự phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ, góp phần vào sự phát triển của quốc gia và quốc tế.”

 

- Phù hợp với điểm b, khoản 2, Điều 5 về Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học:

Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;”

- Phù hợp với điểm a, khoản 2, Điều 1 của Quyết định 1982 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Khung trình độ năng quốc gia (Bậc 6 - Đại học)

 

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Vận dụng kiến thức và lập luận ngành trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Mục tiêu 2: Thể hiện kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp trong môi trường giáo dục và đào tạo

Mục tiêu 3: Vận dụng kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Mục tiêu 4: Thể hiện năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và phát triển chương trình môn tiếng Anh cấp THPT

 

- Phù hợp với Triết lý giáo dục của Đại học Vinh: Trường Đại học Vinh coi “hợp tác - sáng tạo” là năng lực cốt lõi của cá nhân

- Phù hợp với Sứ mệnh giáo dục của Đại học Vinh: “Trường Đại học Vinh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt sự phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ, góp phần vào sự phát triển của quốc gia và quốc tế.”

 

- Phù hợp với điểm b, khoản 2, Điều 5 về Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học:

Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;”

- Phù hợp với điểm a, khoản 2, Điều 1 của Quyết định 1982 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Khung trình độ năng quốc gia (Bậc 6 - Đại học)

 

 

 

BẢNG 2: ĐỐI SÁNH MỤC TIÊU CTĐT CỦA NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH VỚI VỚI CÁC TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Trường

Trường Đại học Vinh

Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Đại học Sư phạm Hồng Kông (The Education University of Hong Kong)

Phân tích đối sánh

Mục tiêu

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có (1) kiến thức và kỹ năng tiếng Anh trình độ Bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; (2) phẩm chất nhà giáo và năng lực giao tiếp-hợp tác trong môi trường đa văn hóa (3) năng lực sử dụng các phương pháp dạy học môn tiếng Anh; (4) năng lực thực hiện quy trình thiết kế, dạy học, đánh giá và phát triển chương trình tiếng Anh ở cấp trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

 

Chương trình cử nhân Sư phạm tiếng Anh đào tạo ra những cử nhân (giáo viên ở bậc Trung học phổ thông, Đại học và Cao đẳng) có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương mức C1 theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu); được trang bị tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng bổ trợ như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Anh được giảng dạy; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh nói riêng và ngành sư phạm nói chung.

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Sư phạm tiếng Anh trở thành những giáo viên có khả năng (1) thực hiện vai trò trung gian giữa lý thuyết và thực hành trong việc giảng dạy tiếng Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai với các kiến thức minh họa trong tổ chức lớp học, xây dựng chương trình giảng dạy, thiết kế sách giáo khoa và đánh giá ngôn ngữ; (2) thể hiện sự hiểu biết tốt về Sư phạm tiếng Anh và phát triển trình độ cao về các kỹ năng tiếng Anh; (3) thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả với các diễn giả đến từ các vùng văn hóa khác nhau, cộng với kỹ năng phân tích các vấn đề và mối quan tâm trong việc sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh đa ngôn ngữ và toàn cầu hóa; và (4) cải thiện như những nhà tư tưởng phản biện với các tiêu chuẩn cao về đạo đức và như những người học phản chiếu, người luôn có thể tự cải thiện chính mình thông qua việc học tập suốt đời.

- Mục tiêu đào tạo của ngành Sư pham tiếng Anh của Trường ĐH Vinh và của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN có sự tương thích, tương đồng, đặc biệt về năng lực tiếng và kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực nghề nghiệp theo định hướng của ngành đào tạo.

- Mục tiêu đào tạo của ngành Sư pham tiếng Anh Trường ĐH Vinh và của ĐH Sư phạm Hồng Kông tương đồng về kiến thức, kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng-chiến lược giảng dạy tiếng Anh và các kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng phản biện, kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa,. Tuy nhiên, mô hình đào tạo của ĐH Sư phạm Hồng Kông theo mô hình phương Tây (Anh Quốc) theo triết lý của giáo dục khai phóng, trong đó coi trọng việc đào tạo công dân toàn cầu nên mục tiêu nhấn mạnh tư duy phản biện với các tiêu chuẩn cao, khả năng tự học và tự thay đổi bản thân, tầm nhìn toàn cầu và yếu tố đa văn hóa. Tuy vậy, mục tiêu của ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Vinh tiếp cận đối sánh với mục tiêu CTĐT này của ĐH Sư phạm Hồng Kông là phù hợp, dễ tiếp cận và có chiều hướng phát triển CTĐT ngành Sư phạm tiếng Anh của Nhà trường.

 


2.8.2. Đối sánh dự thảo CĐR

ĐỀ CƯƠNG CDIO (v1.0)

(Trước khi Ngành điều chỉnh)

NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH (v2.0)

( Sau khi Ngành điều chỉnh)

TT

Chủ đề chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra CTĐT

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh có khả năng:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh có khả năng:

1

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

1.1

Kiến thức cơ bản

1.1. Vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, tâm lý học, giáo dục học, CNTT, và kiến thức ngành sư phạm vào hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống

1.1.1. Vận dụng những vấn đề cơ bản về chính trị học trong hoạt động nghề nghiệp

1.1.2. Vận dụng kiến thức ngành sư phạm, tâm lý học và giáo dục học trong hoạt động hoạt động nghề nghiệp

1.1.3. Vận dụng kiến thức công nghệ thông tin trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu

1.2. Vận dụng kiến thức cơ sở ngành về ngôn ngữ Anh, văn hóa, chính trị - xã hội và lý luận ngôn ngữ Anh vào thực tế dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

1.2.1. Vận dụng kiến thức tiếng Anh tổng quát bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), kiến thức tiếng Anh chuyên sâu

1.2.2. Vận dụng kiến thức về lý luận ngôn ngữ Anh, giao văn hóa, văn học Anh và kỹ năng chuyển dịch ngôn ngữ Anh-Việt, Việt-Anh

1.2.3. Vận dụng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành du lịch, kinh tế, văn phòng

1.3. Vận dụng kiến thức chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá và phát triển chương trình và học liệu dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

1.3.1. Vận dụng kiến thức lý luận PPGD và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh

1.3.2. Vận dụng kiến thức về kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh

1.3.3. Vận dụng Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Tiếng Anh

1.3.4. Vận dụng kiến thức về phát triển chương trình tiếng Anh bậc THPT

 

1.1.1

Nhận biết những vấn đề cơ về lý luận chính trị

1.1.2

Vận dụng kiến thức ngành sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp

1.1.3

Sử dụng tiếng Pháp trong học tập và giao tiếp từ bậc 2 đến bậc 3 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam)

1.1.4

Sử dụng công nghệ thông tin trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu

1.2.

Kiến thức cơ sở ngành

1.2.1

Sử dụng tiếng Anh tổng hợp từ cuối bậc 2 đến đầu bậc 4 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam)

1.2.2

Sử dụng kỹ năng tiếng Anh từ bậc 4 đến bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam)

1.2.3

Giải thích kiến thức về lý luận Sư phạm tiếng Anh

1.2.4

Khái quát hóa lược sử văn học Anh

1.2.5

Chuyển dịch tiếng Anh-Việt, Việt-Anh

1.2.6

Khám phá tiếng Anh chuyên ngành

1.3

Kiến thức chuyên ngành

1.3.1

Giải thích ngôn ngữ học ứng dụng

1.3.2

Áp dụng các phương pháp dạy học tiếng Anh

1.3.3

Vận dụng kỹ thuật giảng dạy kiến thức ngôn ngữ

1.3.4

Vận dụng kỹ thuật giảng dạy kỹ năng ngôn ngữ

1.3.5

Vận dụng kiến thức kiểm tra đánh giá ngôn ngữ

1.3.6

Áp dụng kiến thức văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế-xã hội các quốc gia nói tiếng Anh

1.3.7

Áp dụng kiến thức về giao tiếp giao văn hóa

1.4

Kiến thức nâng cao ngành Sư phạm Tiếng Anh

1.4.1

Áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Tiếng Anh

1.4.2

Áp dụng kiến thức về phát triển chương trình tiếng Anh bậc THPT

2

KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

2.1

Kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề

2.1. Lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến giáo dục và dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

2.1.1. Nhận diện và nêu vấn đề

2.1.2. Phân tích và đánh giá vấn đề

2.1.3. Triển khai giải pháp và đề xuất

2.2. Vận dụng tư duy hệ thống thông qua các hoạt động dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

2.2.1. Phác thảo hệ thống giáo dục quốc dân

2.2.2. Xác định tương tác giữa cá nhân và tổ chức trong trường THPT

2.2.3. Phân tích vấn đề theo thứ tự ưu tiên và lôgíc

2.2.4. Giải quyết cân bằng giữa các yếu tố

2.3. Thể hiện kỹ năng và thái độ tích cực trong phát triển nghề nghiệp, tinh thần tự học – học suốt đời và nghiên cứu khoa học

2.3.1. Thể hiện tư duy phản biện và tư duy sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp

2.3.2. Có khả năng quản lý thời gian và nguồn lực, thích ứng sự phức tạp thực tế

2.3.3. Có khả năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác

2.3.4. Thể hiện sáng kiến và bảo vệ ý kiến

2.3.5. Thể hiện tính kiên trì, quyết tâm, linh hoạt

2.3.6. Thể hiện sự chủ động học tập, nghiên cứu và cập nhật tri thức

2.3.7. Thể hiện đạo đức liêm chính và trách nhiệm xã hội

2.3.8. Thể hiện sự trung thực, công bằng, hành xử chuyên nghiệp và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

 

2.1.1

Xác định và nêu vấn đề

2.1.2

Tổng quát hóa vấn đề

2.1.3

Phân tích vấn đề

2.1.4

Triển khai giải pháp và khuyến nghị

2.2

Kỹ năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.2.1

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

2.2.2

Thực hiện khảo sát qua tài liệu và thông tin điện tử

2.2.3

Điều tra qua thực nghiệm

2.2.4

Kiểm tra và bảo vệ giả thuyết

2.3

Tư duy hệ thống

2.3.1

Hiểu biết hệ thống giáo dục quốc dân

2.3.2

Xác định tương tác giữa cá nhân và tổ chức trong trường THPT

2.3.3

Sắp xếp vấn đề theo thứ tự ưu tiên

2.3.4

Phân tích vấn đề theo lôgíc

2.3.5

Giải quyết cân bằng giữa các vấn đề

2.4

Thái độ, tư tưởng và học tập

2.4.1

Thể hiện sáng kiến và bảo vệ ý kiến

2.4.2

Thể hiện tính kiên trì, quyết tâm, linh hoạt

2.4.3

Có khả năng tư duy sáng tạo

2.4.4

Có khả năng tư duy phản biện

2.4.5

Có khả năng tự nhận thức, nhận thức về kiến thức và tích hợp kiến thức

2.4.6

Có khả năng tự học và rèn luyện suốt đời

2.4.7

Có khả năng quản lý thời gian và các nguồn lực

2.5

Đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác

2.5.1

Thể hiện đạo đức, liêm chính và trách nhiệm xã hội

2.5.2

Thể hiện cách hành xử chuyên nghiệp

2.5.3

Thể hiện sự chủ động cho tương lai và dự kiến cho cuộc đời

2.5.4

Cập nhật trong lĩnh vực nghề nghiệp

2.5.5

Thể hiện sự công bằng và đa dạng

2.5.6

Thể hiện sự tin tưởng và lòng trung thành

3

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

3.1

Kỹ năng làm việc nhóm

3.1. Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường giáo dục - đào tạo và môi trường đa văn hóa

3.1.1. Hình thành và triển khai hoạt động nhóm

3.1.2. Duy trì và phát triển hoạt động nhóm

3.2. Vận dụng chiến lược, kỹ năng, phương thức giao tiếp hiệu quả

3.2.1. Vận dụng hiệu quả các chiến lược giao tiếp hữu ngôn và phi ngôn

3.2.2. Vận dụng hiệu quả phương thức giao tiếp bằng văn bản, điện tử, đa phương tiện, thuyết trình trước công chúng

3.3. Sử dụng ngoại ngữ 2 trong giao tiếp

3.3.1. Sử dụng tiếng Pháp bậc 3 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong giao tiếp cơ bản

 

3.1.1

Xây dựng mục tiêu và kế hoạch làm việc nhóm

3.1.2

Triển khai hoạt động nhóm

3.1.3

Phát triển hoạt động nhóm

3.1.4

Dẫn dắt hoạt động nhóm

3.1.5

Hoạt động nhóm đa ngành

3.2

Kỹ năng giao tiếp

3.2.1

Sử dụng kỹ năng thuyết trình

3.2.2

Vận dụng chiến lược giao tiếp

3.2.3

Thực hành phương thức giao tiếp bằng văn bản

3.2.4

Thực hành phương thức giao tiếp điện tử và đa phương tiện

3.3

Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ khác

3.3.1

Sử dụng tiếng Pháp bậc 3 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp

4

NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ THỰC HIỆN, PHÁT TRIỂN MÔN TIẾNG ANH CẤP THPT

NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ THỰC HIỆN, PHÁT TRIỂN MÔN TIẾNG ANH CẤP THPT

4.1

Hiểu biết bối cảnh xã hội và ngành giáo dục

4.1. Hiểu biết bối cảnh xã hội, các tổ chức giáo dục, ngành giáo dục và ngành Sư phạm tiếng Anh

4.1.1. Nhận diện được bối cảnh của xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước

4.1.2. Hiểu biết văn hóa trường học, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển, cơ hội và thách thức của nhà trường

4.1.3. Nhận diện được tác động của ngành Sư phạm tiếng Anh Anh đối với xã hội và nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước

4.1.4. Xác định được vai trò, trách nhiệm của Cử nhân Sư phạm tiếng Anh và những quy định trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp

4.2. Hình thành ý tưởng dạy học, giáo dục môn Tiếng Anh cấp THPT

4.2.1. Xác định mục tiêu dạy học và giáo dục

4.2.2. Xác định nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung và quy trình dạy học và giáo dục

4.2.3. Phác thảo kế hoạch dạy học giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh

4.3. Thiết kế chương trình dạy học, giáo dục của môn Tiếng Anh cấp THPT

4.3.1. Thiết kế chương trình dạy học và giáo dục

4.3.2. Phân tích chương trình dạy học và giáo dục

4.3.3. Lựa chọn chương trình dạy học và giáo dục phù hợp

4.4. Thực hiện chương trình dạy học, giáo dục của môn Tiếng Anh cấp THPT

4.4.1. Thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục

4.4.2. Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục

4.4.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và hướng nghiệp

4.5. Phát triển chương trình dạy học, giáo dục của môn Tiếng Anh cấp THPT

4.5.1. Phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong dạy học và giáo dục

4.5.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục

4.5.3. Cải tiến và phát triển chương trình dạy học và giáo dục

 

4.1.1

Nhận thức vai trò và trách nhiệm của giáo viên Tiếng Anh

4.1.2

Xác định tác động giữa dạy học tiếng Anh và xã hội

4.1.3

Hiểu biết các quy định của nhà nước, ngành giáo dục đối với nghề nghiệp giáo viên

4.1.4

Hiểu biết bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc và các giá trị đương đại

4.1.5

Hiểu biết bối cảnh toàn cầu

4.2

Hiểu biết bối cảnh nhà trường

4.2.1

Hiểu biết các tổ chức và những mối quan hệ xã hội của nhà trường

4.2.2

Hiểu biết tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của nhà trường

4.3

Hình thành ý tưởng

4.3.1

Xác định mục tiêu dạy học

4.3.2

Định hướng chương trình dạy học

4.3.3

Phác thảo quy trình dạy học

4.3.4

Phác thảo hoạt động giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh

4.4

Thiết kế chương trình

4.4.1

Xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học

4.4.2

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học

4.4.3

Xây dựng kế hoạch dạy học

4.5

Thực hiện chương trình

4.5.1

Thực hiện kế hoạch dạy học

4.5.2

Giám sát, kiểm tra, đánh giá

4.5.3

Xử các tình huống sư phạm

4.5.4

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

4.5.5

Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý và hướng nghiệp

4.6

Phát triển chương trình

4.6.1

Phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong dạy học và giáo dục

4.6.2

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học

4.6.3

Đánh giá, cải tiến và phát triển chương trình môn học sau mỗi chu trình thực hiện

 

2.8.3. Đối sánh Chuẩn đầu ra

BẢNG 3: ĐỐI SÁNH CHUẨN ĐẦU RA VỚI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH (v2.0)

( Sau khi Ngành điều chỉnh)

ĐỐI SÁNH với

Khung trình độ QGVN

Chuẩn đầu ra CTĐT

Chuẩn đầu ra trình độ đại học (Bậc 6)

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh có khả năng:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh có khả năng:

1. KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

 

1.1. vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, tâm lý học, giáo dục học, CNTT, và kiến thức ngành sư phạm vào hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

Kiến thức cơ sở ngành

1.2. vận dụng kiến thức cơ sở ngành về ngôn ngữ Anh, văn hóa, chính trị - xã hội và lý luận ngôn ngữ tiếng Anh vào thực tế dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

- Kiến thức cơ bản về quản lý điều hành hoạt động chuyên môn

Kiến thức chuyên ngành

1.3. vận dụng kiến thức chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá và phát triển chương trình và học liệu dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo

2. KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

 

2.1. lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến giáo dục và dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

2.2. vận dụng tư duy hệ thống thông qua các hoạt động dạy học môn tiếng Anh cấp THPT

2.3. Thể hiện kỹ năng và thái độ tích cực trong phát triển nghề nghiệp, tinh thần tự học – học suốt đời và nghiên cứu khoa học.

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp

- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong các điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

 

 

3. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

 

 

3.1. thể hiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường giáo dục - đào tạo và môi trường đa văn hóa

 

3.2. vận dụng chiến lược, kỹ năng, phương thức giao tiếp hiệu quả

 

3.3. sử dụng ngoại ngữ 2 trong giao tiếp

 

 

 

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

- Hưỡng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ được xác định

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc, chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 5/6 đối với chuyên ngữ; ngoại ngữ thứ 2 tương đương bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

4. NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC

 

 

4.1. Hiểu biết bối cảnh xã hội, các tổ chức giáo dục, ngành giáo dục và ngành Sư phạm tiếng Anh

 

4.2. Hình thành ý tưởng dạy học, giáo dục môn Tiếng Anh cấp THPT

 

4.3. Thiết kế chương trình dạy học, giáo dục của môn Tiếng Anh cấp THPT

 

4.4. Thực hiện chương trình dạy học, giáo dục của môn Tiếng Anh cấp THPT

 

4.5. Phát triển chương trình dạy học, giáo dục của môn Tiếng Anh cấp THPT

- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân.

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo

 

 

 

 

 

BẢNG 4. MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CĐR BẬC ĐẠI HỌC (BẬC 6) CỦA KHUNG TRÌNH ĐỘ QGVN VÀ CĐR CDIO CỦA CTĐT

A. Kiến thức

B. Kỹ năng

C. Mức tự chủ và trách nhiệm

A.1- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong lĩnh vực đào tạo (CDIO1.1.,1.2, 1.3)

A.2- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật (CDIO1.1)

A.3- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc (CDIO1.1)

A.4- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể (CDIO1.3)

A.5- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn (CDIO1.1, 1.2, 1.3)

B.1- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp (CDIO2.1, 2.2)

B.2- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác (CDIO2.3)

B.3- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi (CDIO2.1, 2.2, 2.3, CDIO3.1)

B.4- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm (CDIO1.3, CDIO2.1, 2.2, , CDIO4.4, 4.5).

B.5- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp (CDIO2.3, CDIO3.1, 3.2)

B.6- Có năng lực ngoại ngữ bậc 5/6 chuyên ngữ; bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (CDIO1.2, CDIO3.3)

C.1- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm (CDIO3.1, 3.2)

C.2- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định (CDIO3.1, 3.2)

C.3- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân (CDIO2.3; 4.1)

C.4- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động (CDIO2.3; CDIO4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5)


BẢNG 5. MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH VỀ CĐR CỦA CTĐT THEO THÔNG TƯ 04/2016/TT-BGDĐT VÀ THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA

Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN-QA (v.4.0)

Điều 5. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

Tiêu chuẩn 1. Chuẩn đầu ra

 

  • 1.1.Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học.
  • 1.2.Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
  • 1.3.Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

 

1.1. The programme to show that the expected learning outcomes are appropriately formulated in accordance with an established learning taxonomy, are aligned to the vision and mission of the university, and are known to all stakeholders.

1.2. The programme to show that the expected learning outcomes for all courses are appropriately formulated and are aligned to the expected learning outcomes of the programme.

1.3. The programme to show that the expected learning outcomes consist of both generic outcomes (related to written and oral communication, problemsolving, information technology, teambuilding skills, etc) and subject specific outcomes (related to knowledge and skills of the study discipline).

1.4. The programme to show that the requirements of the stakeholders, especially the external stakeholders, are gathered, and that these are reflected in the expected learning outcomes.

1.5. The programme to show that the expected learning outcomes are achieved by the students by the time they graduate.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Cấu trúc chương trình dạy học

Tại mỗi thời điểm phát triển CTĐT, chương trình dạy học (CTDH) được thiết kế đảm bảo tương thích có định hướng với CĐR của CTĐT. CTDH năm 2021 được rà soát và cập nhật theo Quyết định số 1275/QĐ-ĐHV của Trường Đại học Vinh. Bảng 3.1 mô tả cấu trúc của CTDH và mối liên hệ giữa các mô-đun với các CĐR của CTĐT. Ngoài khối lượng học tập trong CTDH, sinh viên phải hoàn thành các khóa học về Giáo dục Thể chất (5 tín chỉ), An ninh – Quốc phòng (8 tín chỉ) và được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên cải tiến kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp.

Bảng 3.1. Ánh xạ các mô-đun của CTDH tới CĐR của CTĐT

Các mô-đun

Số TC

Phần trăm

CĐR của CTĐT

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

3.1

3.2

4.1

4.2

Giáo dục

đại cương

1. Kiến thức đại cương chung

11

8,7%

Ö

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

2. Kiến thức đại cương khối ngành

17

13,5%

Ö

 

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

3. Ngoại ngữ 2

7

5,5%

 

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

Giáo dục chuyên nghiệp

4. Kiến thức cơ sở ngành

63

50%

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

5. Kiến thức chuyên ngành

20

15,9%

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

6. Khóa luận và thực tập tốt nghiệp

8

6,4%

 

 

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Tổng

126

100%

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

3.2. Các học phần theo mô-đun

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 126 tín chỉ, trong đó:

3.2.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương: 35 tín chỉ = 28%

3.2.1.1.Kiến thức đại cương chung: 11 tín chỉ (8,7%)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Triết học Mác-Lênin

3

1

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

2

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

3

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

Tổng

11

 

3.2.1.2. Kiến thức đại cương khối ngành: 17 tín chỉ (13,59%)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Nhập môn ngành sư phạm

3

2

Tâm lý học

3

3

Giáo dục học

4

4

Ứng dụng ICT trong giáo dục

4

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

Tổng

24

 

3.2.1.3. Ngoại ngữ 2: 07 tín chỉ (5,5%)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Ngoại ngữ thứ 2 - HP1 (Tự chọn 1)

3

2

Ngoại ngữ thứ 2 - HP1 (Tự chọn 2)

4

 

Tự chọn 1 (chọn 1 trong các học phần ngoại ngữ thứ 2 sau)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tiếng Nga 1

3

2

Tiếng Pháp 1

3

3

Tiếng Trung 1

3

 

Tự chọn 2 (chọn 1 trong các học phần ngoại ngữ thứ 2 sau)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tiếng Nga 2

4

2

Tiếng Pháp 2

4

3

Tiếng Trung 2

4

 

3.2.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 91 tín chỉ = 72%

3.2.2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 63 tín chỉ (50%)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Kỹ năng tổng hợp Tiếng Anh 1

5

2

Kỹ năng tổng hợp Tiếng Anh 2

6

3

Kỹ năng tổng hợp Tiếng Anh 3

5

4

Nghe - nói tiếng Anh 1

4

5

Đọc - Viết tiếng Anh 1

4

6

Nghe - Nói tiếng Anh 2

4

7

Đọc - Viết tiếng Anh 2

4

8

Nghe - Nói tiếng Anh 3

4

9

Đọc - Viết tiếng Anh 3

4

10

Tiếng Anh nâng cao

2

11

Ngữ pháp tiếng Anh

3

12

Ngữ âm - âm vị tiếng Anh

3

13

Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Anh

3

14

Văn hóa Anh – Mỹ

4

15

Viết khoa học

2

16

Biên dịch

3

 

Tự chọn 3

3

Tổng

63

 

Tự chọn 3 (Chọn 1 trong 3 học phần sau)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Ngôn ngữ học đối chiếu

3

2

Ngữ dụng học

3

3

Phân tích diễn ngôn

3

 

3.2.2.2. Kiến thức chuyên ngành: 20 tín chỉ = 15,9%

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Lý luận về phương pháp giảng dạy tiếng Anh

2

2

Kỹ thuật và thực hành giảng dạy tiếng Anh 1

4

3

Kỹ thuật và thực hành giảng dạy tiếng Anh 2

4

4

Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ

3

5

Thiết kế chương trình và phát triển học liệu

4

6

Tự chọn 4

3

Tổng

28

 

Tự chọn 4 (Chọn 1 trong 4 học phần sau)

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Nghiên cứu hành động

3

2

Phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ

3

3

Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học

3

4

Tư duy phản biện trong dạy học tiếng Anh

3

 

3.2.2.3. Khóa luận và thực tập tốt nghiệp: 08 tín chỉ = 6,4%

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Thực tập và Đồ án tốt nghiệp

8

3.3. Phân nhiệm giữa các học phần và CĐR của CTĐT

Phân nhiệm giữa các học phần và CĐR của CTĐT được thể hiện trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân nhiệm giữa các học phần và CĐR của CTĐT

TT

Mã HP

Tên học phần

CĐR của CTĐT

 

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

3.1

3.2

4.1

4.2

 

1

PED20002

Nhập môn ngành Sư phạm

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

2

ENG21001

Kỹ năng tổng hợp tiếng Anh 1

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

3

POL11001

Triết học Mác-Lênin

Ö

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

4

LIT20006

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Ö

 

 

 

Ö

 

 

 

 

 

5

POL11002

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Ö

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

6

ENG21002

Kỹ năng tổng hợp tiếng Anh 2

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

7

ENG31041

Ngữ pháp tiếng Anh

Ö

 

 

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

 

8

 

Tự chọn 1 (học phần 1 Ngoại ngữ thứ 2)

 

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

9

EDU21003

Tâm lý học

 

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

 

 

 

10

POL11003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Ö

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

11

ENG20003

Kỹ năng tổng hợp tiếng Anh 3

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

12

ENG30007

Ngữ âm - âm vị tiếng Anh

Ö

 

 

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

 

13

 

Tự chọn 1 (học phần 2 Ngoại ngữ thứ 2)

 

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

14

EDU20006

Giáo dục học

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

 

 

 

15

ENG30004

Đọc - Viết tiếng Anh 1

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

16

ENG30006

Nghe - Nói tiếng Anh 1

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

17

ENG30017

Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Anh

Ö

 

 

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

 

18

ENG31015

Lý luận về PGD tiếng Anh

Ö

 

 

Ö

 

Ö

 

 

 

 

19

INF20005

ICT trong giáo dục

 

 

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

20

POL11004

Lịch sử Đảng CSVN

Ö

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

21

ENG30013

Đọc - Viết tiếng Anh 2

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

22

ENG30016

Nghe - Nói tiếng Anh 2

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

23

ENG30053

Văn hóa Anh - Mỹ

Ö

 

 

Ö

 

Ö

Ö

 

Ö

 

24

ENG31042

Kỹ thuật và thực hành GD tiếng Anh 1

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

25

POL10002

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ö

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

26

ENG30021

Đọc - Viết tiếng Anh 3

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

27

ENG30023

Nghe - Nói tiếng Anh 3

Ö

 

 

Ö

 

 

Ö

 

 

 

28

ENG31044

Kỹ thuật và thực hành giảng dạy tiếng Anh 2

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

29

ENG30054

Viết khoa học

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

30

 

Tự chọn 1

 

 

Ö

Ö

 

 

 

 

 

 

31

ENG31043

Biên dịch

Ö

 

 

Ö

 

 

 

 

 

 

32

ENG30033

Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ

 

Ö

 

Ö

 

Ö

 

 

 

 

33

ENG31037

Tiếng Anh nâng cao

 

 

Ö

Ö

 

 

Ö

 

 

 

34

ENG31030

Thiết kế chương trình và phát triển học liệu

 

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

35

 

Tự chọn 2

 

 

Ö

Ö

Ö

Ö

 

 

 

 

36

ENG31039

Thực tập và Đồ án tốt nghiệp

 

Ö

 

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

Ö

 

 

  • Phân nhiệm giữa các học phần và CĐR chi tiết của CTĐT

            (Xem Phụ lục B)

3.4. Kế hoạch giảng dạy

            Kế hoạch giảng dạy của CTDH được mô tả trong Bảng 3.3, trong đó các ký hiệu như sau: (1) Loại học phần: Í – bắt buộc, – tự chọn; (2) LT - lý thuyết, TH - thực hành, TL/BT - thảo luận/bài tập, ĐAHP - đồ án học phần, TT/KT - thực tập/kiến tập, ĐA/KLTN - đồ án/khóa luận tốt nghiệp.

Bảng 3.3. Kế hoạch giảng dạy của CTDH

TT


học phần

Tên học phần

TC

(1) Lý thuyết/ (2) Thực hành,
thực tập / (3) Thảo luận,
Bài tập/ (4) Học phần dự án/
(5) Thực tập TN/ (6) Đồ án TN

Học kỳ

 

 

 

KIẾN THỨC BẮT BUỘC

 

1

2

3

4

5

6

 

 

1

PED20002

Nhập môn ngành sư phạm

3

 

 

 

45

 

 

1

 

2

LIT20006

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

30

 

15

 

 

 

1

 

3

ENG21001

Kỹ năng tổng hợp tiếng Anh 1

5

45

 

30

 

 

 

1

 

4

POL11001

Triết học Mác - Lênin

3

30

 

15

 

 

 

1

 

5

POL11002

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

20

 

10

 

 

 

2

 

6

ENG21002

Kỹ năng tổng hợp tiếng Anh 2

6

45

 

45

 

 

 

2

 

7

ENG31041

Ngữ pháp tiếng Anh

3

 

 

 

45

 

 

2

 

8

 

Tự chọn 1 (học phần 1 Ngoại ngữ thứ 2)

3

30

 

15

 

 

 

2

 

9

EDU21003

Tâm lý học

3

30

 

15

 

 

 

2

 

 

NAP11001

Giáo dục quốc phòng 1 (Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam)

(2)

30

 

 

 

 

 

(1-3)

 

 

NAP11002

Giáo dục quốc phòng 2 (Công tác quốc phòng và an ninh)

(2)

30

 

 

 

 

 

(1-3)

 

 

NAP11003

Giáo dục quốc phòng 3 (Quân sự chung)

(2)

15

15

 

 

 

 

(1-3)

 

 

NAP11004

Giáo dục quốc phòng 4 (Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và Chiến thuật)

(2)

4

26

 

 

 

 

(1-3)

 

 

SPO10001

Giáo dục thể chất

(5)

15

60

 

 

 

 

(1-3)

 

10

POL11003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

20

 

10

 

 

 

3

 

11

EDU20006

Giáo dục học

4

45

 

15

 

 

 

3

 

12

ENG20003

Kỹ năng tổng hợp tiếng Anh 3

5

45

 

30

 

 

 

3

 

13

ENG30007

Ngữ âm - âm vị tiếng Anh

3

 

 

 

45

 

 

3

 

14

 

Tự chọn 2 (học phần 2 Ngoại ngữ thứ 2)

4

45

 

15

 

 

 

3

 

15

ENG30004

Đọc - Viết tiếng Anh 1

4

45

 

15

 

 

 

4

 

16

POL11004

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2

20

 

10

 

 

 

4

 

17

ENG31015

Lý luận về phương pháp giảng dạy tiếng Anh

2

15

 

15

 

 

 

4

 

18

ENG30006

Nghe - Nói tiếng Anh 1

4

45

 

15

 

 

 

4

 

19

ENG30017

Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Anh

3

 

 

 

45

 

 

4

 

20

INF20005

Ứng dụng ICT trong giáo dục

4

 

 

 

60

 

 

4

 

21

ENG30013

Đọc - Viết tiếng Anh 2

4

45

 

15

 

 

 

5

 

22

ENG31042

Kỹ thuật và thực hành giảng dạy tiếng Anh 1

4

 

 

 

60

 

 

5

 

23

ENG30016

Nghe - Nói tiếng Anh 2

4

45

 

15

 

 

 

5

 

24

POL10002

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

 

10

 

 

 

5

 

25

ENG30053

Văn hóa Anh - Mỹ

4

 

 

 

60

 

 

5

 

26

ENG30021

Đọc - Viết tiếng Anh 3

4

45

 

15

 

 

 

6

 

27

ENG31044

Kỹ thuật và thực hành giảng dạy tiếng Anh 2

4

 

 

 

60

 

 

6

 

28

ENG30023

Nghe - Nói tiếng Anh 3

4

45

 

15

 

 

 

6

 

29

 

Tự chọn 3

3

 

 

 

 

 

 

6

 

30

ENG30054

Viết khoa học

2

20

 

10

 

 

 

6

 

31

ENG31043

Biên dịch

3

30

 

15

 

 

 

7

 

32

ENG30033

Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ

3

30

 

15

 

 

 

7

 

33

ENG31030

Thiết kế chương trình và phát triển học liệu

4

 

 

 

60

 

 

7

 

34

ENG31037

Tiếng Anh nâng cao

2

20

 

10

 

 

 

7

 

35

 

Tự chọn 4

3

 

 

 

 

 

 

7

 

36

ENG31039

Thực tập và Đồ án tốt nghiệp

8

 

 

 

 

75

45

8

 

 

 

Tổng

126

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 1 (chọn 1 trong các học phần ngoại ngữ thứ 2 sau)

 

 

1

RUS30001

Tiếng Nga 1

3

30

 

15

 

 

 

2

 

2

FRE30001

Tiếng Pháp 1

3

30

 

15

 

 

 

2

 

3

CHI30001

Tiếng Trung 1

3

30

 

15

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 2 (chọn 1 trong 3 học phần ngoại ngữ thứ 2 sau)

 

1

RUS30002

Tiếng Nga 2

4

45

 

15

 

 

 

3

 

2

FRE30002

Tiếng Pháp 2

4

45

 

15

 

 

 

3

 

3

CHI30002

Tiếng Trung 2

4

45

 

15

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 3 (chọn 1 trong 3 học phần sau)

 

 

 

 

1

ENG30024

Ngôn ngữ học đối chiếu

3

30

 

15

 

 

 

6

 

2

ENG30025

Ngữ dụng học

3

30

 

15

 

 

 

6

 

3

ENG30026

Phân tích diễn ngôn

3

30

 

15

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 4 (chọn 1 trong 4 học phần sau)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

ENG30055

Nghiên cứu hành động

3

30

 

15

 

 

 

7

 

2

ENG30056

Phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ

3

30

 

15

 

 

 

7

 

3

ENG30028

Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học

3

30

 

15

 

 

 

7

 

4

ENG31048

Tư duy phản biện trong dạy học tiếng Anh

3

30

 

15

 

 

 

7

 

 

 

 

 

: …………………………………………………)