1
Bạn cần hỗ trợ?
Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
15:39 01/10/2019

MỤC TIÊU, CHUẨN ĐẦU RA CTĐT ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY TIẾP CẬN CDIO KHÓA 60 NGÀNH: SƯ PHẠM TIẾNG ANH

(Ban hành theo Quyết định số 2468/QĐ-ĐHV ngày 17/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh)

 

I. Thông tin chung

1. Tên ngành: Sư phạm tiếng Anh

            Tên tiếng Việt: Sư phạm tiếng Anh

            Tên tiếng Anh: English Language Education

2. Mã số ngành đào tạo: 7140231

3. Trình độ đào tạo: Đại học

4. Thời gian đào tạo: 4 năm

5. Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân Sư phạm tiếng Anh

            Tên tiếng Việt: Cử nhân Sư phạm tiếng Anh

            Tên tiếng Anh: Bachelor of Art in English Language Education

6. Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Sư phạm Ngoại ngữ

7. Chương trình đối sánh:       Ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN; ngành Sư phạm tiếng Anh, Đại học Sư phạm Hồng Kông (The Education University of Hong Kong)

8. Hình thức đào tạo:  Chính quy - Tập trung

9. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh

10. Thông tin tuyển sinh

            - Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT

            - Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo tổ hợp các môn: Toán - Văn - Tiếng Anh; Ngữ văn - Lịch sử - Tiếng Anh; Ngữ văn - Địa lí - Tiếng Anh

            - Dự kiến quy mô tuyển sinh: 80 - 120 sinh viên/năm.

11. Điều kiện nhập học

            - Thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào ngành Sư phạm tiếng Anh theo quy định của Trường Đại học Vinh;

            - Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định;

            - Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của Trường Đại học Vinh và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy;

- Đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định cho ngành nghề đào tạo.

12. Điều kiện tốt nghiệp

            - Tham gia học đủ thời gian học tập theo quy định của khóa học.

            - Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;            

            - Tích lũy đủ 125 tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo

            - Điểm trung bình chung tích lũy khóa học đạt từ 2.0 trở lên (theo thang điểm 4).

            - Đạt trình độ tiếng Anh bậc 5 và đạt trình tiếng Pháp bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc tương đương;

            - Hoàn thành chương trình đào tạo kỹ năng mềm theo quy định;

            - Được đánh giá đạt các học phần Giáo dục QP-AN, Giáo dục thể chất.

13. Ngày tháng ban hành: …..tháng…. năm…..

14. Phiên bản chỉnh sửa: lần 2, ngày 18 tháng 7 năm 2019

II. Mục tiêu chương trình đào tạo

            Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh có kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vững vàng, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và phát triển chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

III. Chuẩn đầu ra

TT

CHỦ ĐỀ CHUẨN ĐẦU RA

TĐNL

1

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

 

1.1

Kiến thức cơ bản

 

1.1.1

Nhận biết những vấn đề cơ bản về lý luận chính trị

2.0

1.1.2

Vận dụng kiến thức tâm lý học trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.1.3

Sử dụng công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.1.4

Hiểu những vấn đề cơ bản về các nhánh của ngôn ngữ học

2.5

1.1.5

Vận dụng kiến thức ngành sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.2

Kiến thức cơ sở ngành

 

1.2.1

Vận dụng kiến thức tiếng Anh tổng quát ở bậc 5 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong hoạt động nghề nghiệp

3.5

1.2.2

Vận dụng kiến thức chuyên sâu về tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.2.3

Vận dụng kiến thức chuyển dịch ngôn ngữ Anh-Việt, Việt-Anh trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.2.4

Vận dụng tiếng Anh chuyên ngành trong hoạt động nghề nghiệp

2.5

1.2.5

Sử dụng kiến thức văn học Anh trong hoạt động nghề nghiệp

2.5

1.3

Kiến thức chuyên ngành

 

1.3.1

Áp dụng kiến thức văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế-xã hội các quốc gia nói tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.3.2

Vận dụng kiến thức lý luận ngôn ngữ Anh trong hoạt động nghề nghiệp

2.5

1.3.3

Vận dụng phương pháp, chiến lược giao tiếp trong môi trường giao tiếp đa văn hóa

3.0

1.3.4

Vận dụng những vấn đề lý thuyết và phương pháp trong dạy học tiếng Anh

3.5

1.3.5

Vận dụng kỹ thuật giảng dạy kiến thức ngôn ngữ trong dạy học tiếng Anh

3.5

1.3.6

Vận dụng kỹ thuật giảng dạy kỹ năng ngôn ngữ trong dạy học tiếng Anh

3.5

1.3.7

Vận dụng kiến thức kiểm tra đánh giá ngôn ngữ trong dạy học tiếng Anh

3.5

1.4

Kiến thức nâng cao ngành Sư phạm Tiếng Anh

 

1.4.1

Vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học chuyên ngành Tiếng Anh để nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

1.4.2

Vận dụng kiến thức về phát triển chương trình tiếng Anh bậc THPT

3.0

2

KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

 

2.1

Lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề

 

2.1.1

Xác định và nêu vấn đề

2.5

2.1.2

Phân tích vấn đề

3.0

2.1.3

Triển khai giải pháp và khuyến nghị

3.0

2.2

Thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

 

2.2.1

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

3.0

2.2.2

Thực hiện khảo sát qua tài liệu và thông tin điện tử

3.0

2.2.3

Điều tra qua thực nghiệm

3.0

2.2.4

Kiểm tra và bảo vệ giả thuyết

3.0

2.3

Tư duy hệ thống

 

2.3.1

Tư duy tổng thể của các yếu tố trong bối cảnh nghề nghiệp

2.0

2.3.2

Suy xét mối tương quan và tương tác giữa các yếu tố

2.5

2.3.3

Sắp xếp các yếu tố theo thứ tự ưu tiên

3.0

2.3.4

Giải quyết cân bằng giữa các yếu tố

3.0

2.4

Thái độ, tư tưởng và học tập

 

2.4.1

Thể hiện tính chủ động và sẵn sàng đưa ra quyết định

3.0

2.4.2

Thể hiện tính kiên trì, quyết tâm, linh hoạt

3.0

2.4.3

Thể hiện khả năng tư duy sáng tạo

3.0

2.4.4

Thể hiện khả năng tư duy phản biện

3.0

2.4.5

Thể hiện khả năng tự nhận thức, siêu nhận thức và tích hợp kiến thức

3.0

2.4.6

Thể hiện khả năng tự học và rèn luyện suốt đời

3.0

2.4.7

Thể hiện khả năng quản lý thời gian và các nguồn lực

3.0

2.5

Đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác

 

2.5.1

Thể hiện phẩm chất đạo đức, sự liêm chính và trách nhiệm xã hội

3.0

2.5.2

Thể hiện cách hành xử chuyên nghiệp

3.0

2.5.3

Thể hiện tầm nhìn chủ động và có kế hoạch cho cuộc sống

3.0

2.5.4

Cập nhật tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp

3.0

2.5.5

Thể hiện sự công bằng và thái độ tôn trọng sự đa dạng

3.0

2.5.6

Thể hiện niềm tin và lòng trung thành

3.0

3

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

 

3.1

Kỹ năng làm việc nhóm

 

3.1.1

Thành lập nhóm có khả năng làm việc hiệu quả

3.0

3.1.2

Triển khai hoạt động nhóm

3.0

3.1.3

Duy trì và phát triển nhóm

3.0

3.1.4

Dẫn dắt hoạt động nhóm

3.0

3.1.5

Xây dựng và phát triển các nhóm chuyên môn và đa ngành

3.0

3.2

Kỹ năng giao tiếp

 

3.2.1

Vận dụng các chiến lược giao tiếp

3.0

3.2.2

Thực hành giao tiếp bằng văn bản

3.0

3.2.3

Thực hành giao tiếp điện tử và đa phương tiện

3.0

3.2.4

Thực hành giao tiếp thông qua hình ảnh và đồ họa

3.0

3.2.5

Sử dụng kỹ năng thuyết trình hiệu quả

3.0

3.3

Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ khác

 

3.3.1

Sử dụng tiếng Pháp bậc 3 (Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong hoạt động nghề nghiệp

3.0

4

NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, THỰC HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG ANH CẤP THPT

 

4.1

Hiểu biết bối cảnh xã hội và ngành giáo dục

 

4.1.1

Nhận thức vai trò và trách nhiệm của giáo viên Tiếng Anh

2.5

4.1.2

Xác định tác động của hoạt động dạy học tiếng Anh đối với xã hội

2.5

4.1.3

Hiểu biết các quy định của nhà nước, ngành giáo dục đối với nghề nghiệp giáo viên

2.5

4.1.4

Hiểu biết bối cảnh lịch sử, văn hóa và giá trị cốt lõi của dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.5

4.2

Hiểu biết bối cảnh nhà trường

 

4.2.1

Hiểu biết sự đa dạng văn hóa của nhà trường

2.5

4.2.2

Hiểu biết sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường

2.5

4.2.3

Hiểu biết phương thức làm việc với các tổ chức xã hội

2.5

4.3

Hình thành ý tưởng

 

4.3.1

Xác định nhu cầu và mục tiêu dạy học

2.5

4.3.2

Định hướng chương trình dạy học

3.0

4.3.3

Phác thảo quy trình dạy học, các hoạt động giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh

3.0

4.4

Thiết kế chương trình

 

4.4.1

Xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học

3.5

4.4.2

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học

3.5

4.4.3

Xây dựng lịch trình dạy học

3.5

4.5

Thực hiện chương trình

 

4.5.1

Triển khaikế hoạch dạy học

3.5

4.5.2

Giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học

3.5

4.5.3

Xử lý các tình huống sư phạm

3.5

4.5.4

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.5

4.5.5

Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý và hướng nghiệp

3.5

4.6

Phát triển chương trình

 

4.6.1

Phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong dạy học và giáo dục

3.5

4.6.2

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học

3.5

4.6.3

Đánh giá, cải tiến và phát triển chương trình môn học sau mỗi chu trình thực hiện

4.0

IV. Nội dung chương trình đào tạo

4.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 125 tín chỉ, trong đó:

      4.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương: 35 tín chỉ = 28%

     4.1.1.1. Kiến thức đại cương chung: 13 tín chỉ

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin

5

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

3

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

3

4

Tin học

3

Tổng

13

 

4.1.1.2.Kiến thức đại cương khối ngành: 22 tín chỉ

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Nhập môn ngành sư phạm

2

2

Tâm lý học

4

3

Giáo dục học

4

4

Tiếng Pháp 1

3

5

Tiếng Pháp 2

4

6

Kỹ năng tổng hợp Tiếng Anh 1

5

Tổng

22

Tin tức liên quan

Mới cập nhật

https://http://ngoainguquocgia.moet.gov.vn/
https://khoaspnn.edu.vn/

© 2015 Bản quyền của Trường Đại học Vinh

Địa chỉ: Khoa Sư phạm Ngoại ngữ. 182 Lê Duẩn - thành Phố Vinh - tỉnh Nghệ An

Điện thoại: (0238)3855452 - Máy lẻ Văn phòng: 243, máy lẻ Trưởng khoa: 213 

Fax: (0238)3855269 Email: khoagoaingu@vinhuni.edu.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: GV.TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Trưởng khoa

Ghi rõ nguồn "Cổng TT Đại học Vinh" khi sử dụng lại nội dung trên cổng thông tin.