Tên chương trình:                 Đào tạo ngành Cử nhân Khoa học NGÔN NGỮ ANH

Trình độ đào tạo:                  Cử nhân

Ngành đào tạo:                      Cử nhân Khoa học NGÔN NGỮ ANH (áp dụng từ K54)

Loại hình đào tạo:                Chính quy - Tập trung

(Ban hành theo Quyết định số 2769QĐ-ĐHV, ngày 18/9/2013 của Hiệu trưởng

trường ĐH Vinh)

1. Mục tiêu đào tạo:

a. Về kiến thức

- Có hiểu biết nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo.

- Có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ tiếng Anh, cấu trúc ngôn ngữ mục tiêu, khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ mục tiêu và tiếng mẹ đẻ, văn hóa và văn học của ngôn ngữ mục tiêu, đặc biệt là các giá trị văn hóa khác biệt, giao thoa văn hóa.

- Có kiến thức cơ bản về xã hội, chính trị, kinh tế, du lịch, công nghệ thông tin..., lý thuyết dịch thuật.

- Có kiến thức cơ bản về văn hóa các nước nói tiếng Anh, văn học Anh - Mỹ

 

b. Về kỹ năng

- Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo và hiệu quả, có khả năng đạt điểm tương đương  6.5 IELTS hoặc 85-95 TOEFL iBT hoặc cấp độ C1 (bậc 5) theo chuẩn Châu Âu CEFR.

            - Có khả năng phân tích rõ các khác biệt và tương đồng giữa ngôn ngữ mục tiêu và tiếng mẹ đẻ, các khác biệt và tương đồng giữa văn hóa mục tiêu và văn hóa mẹ đẻ và các ảnh hưởng của khác biệt này đối với quá trình giao tiếp.

            - Có các kỹ năng biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh các thể loại văn bản khác nhau ở mức độ thành thạo, các kỹ năng dịch đuổi, dịch hội nghị Anh-Việt, Việt-Anh ở mức độ thành thạo.

            -  Có khả năng viết tốt cả tiếng Anh cũng như tiếng mẹ đẻ, tham gia dịch cabin, làm phiên dịch theo nhóm, kỹ năng nói trước công chúng thành thạo.

            - Có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành trong lĩnh vực liên qua đến ngôn ngữ Anh;

- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, du lịch, công nghệ thông tin....

- Có khả năng thích ứng, tiếp cận các vấn đề nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ Anh và biên phiên dịch tiếng Anh.

 

c. Về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm, tôn trọng pháp luật của người công dân; có đạo đức, thái độ và tác phong đúng đắn của một cán bộ chuyên ngành được đào tạo;

- Có tinh thần tập thể và làm việc tập thể, hợp tác;

- Có phương pháp làm việc khoa học; biết giải quyết các tình huống theo hướng tích cực; biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo trong nghề nghiệp.

d. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

- Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ-văn hoá trong và ngoài nước;

- Các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan công việc phiên dịch hay biên dịch;

- Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch và một số lĩnh vực khác;

- Có thể là giáo viên tiếng Anh ở trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học sau khi được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

e. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng theo học Thạc sĩ, Tiến sỹ chuyên ngành “Ngôn ngữ Anh”, “Ngôn ngữ học” , “Ngôn ngữ học ứng dụng”, “Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh.”

2. Thời gian đào tạo:         4 - 6 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 132 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT trong cả nước

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Theo Quy chế  đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quy định về đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường đại học Vinh (Số 868/QĐ-ĐHV, ngày 02 tháng 04 năm 2013).

6.Thang điểm: 4 (A, B, C, D, F)

Theo Quy chế  đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quy định về đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường đại học Vinh (Số 868/QĐ-ĐHV, ngày 02 tháng 04 năm 2013).

7. Nội dung chương trình:

            - Khối kiến thức giáo dục đại cương:                                            24 tín chỉ

  • Kiến thức giáo dục đại cương chung: 10tín chỉ
  • kiến thức giáo dục đại cương khối ngành:14tín chỉ

            - Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                        108 tín chỉ

  • Kiến thức cơ sở của khối ngành và cơ sở ngành: 61 tín chỉ
  • Kiến thức chuyên ngành:47 tín chỉ

8. Kế hoạch giảng dạy

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HỆ CHÍNH QUY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

NGÀNH: CỬ NHÂN KHOA HỌC NGÔN NGỮ ANH

 

 

TT

học phần

Tên học phần

Loại học phần

Số

tín

chỉ

Tỷ lệ lý thuyết/

T.luận, bài tập,

(T.hành)/ Tự học

Phân kỳ

Khoa chuyên ngành

1

CT10001

Những n.lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

Bắt buộc

2

22/8/60

1

GDCT

2

TA21001

Nghe cơ sở1

Bắt buộc

3

35/10/90

1

Ngoại ngữ

3

TA21003

Đọc cơ sở 1

Bắt buộc

3

35/10/90

1

Ngoại ngữ

4

TA21004

Viết cơ sở 1

Bắt buộc

3

35/10/90

1

Ngoại ngữ

5

TA21005

Ngữ pháp 1

Bắt buộc

3

35/10/90

1

Ngoại ngữ

6

TA22002

Nói cơ sở 1

Bắt buộc

3

60/15/150

1

Ngoại ngữ

7

TC10006

Giáo dục thể chất (phần chung)

Bắt buộc

(1)

10/5/30

1

Thể dục

8

 

Giáo dục thể chất (phần tự chọn CLB) (*)

Tự chọn

(4)

0/(60)/120

2-5

Thể dục

9

CT10002

Những n.lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

Bắt buộc

3

33/12/90

2

GDCT

10

TI10001

Tin học nhóm ngành 2

Bắt buộc

3

35/(10)/90

2

CNTT

11

TA21006

Nghe cơ sở 2

Bắt buộc

3

35/10/90

2

Ngoại ngữ

12

TA21007

Nói cơ sở 2

Bắt buộc

3

35/10/90

2

Ngoại ngữ

13

TA21008

Đọc cơ sở 2

Bắt buộc

3

35/10/90

2

Ngoại ngữ

14

TA21009

Viết cơ sở 2

Bắt buộc

3

35/10/90

2

Ngoại ngữ

15

NV10002

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Bắt buộc

2

20/10/60

3

Văn

16

TP20001

Tiếng Pháp 1

Bắt buộc

3

35/10/90

3

Ngoại ngữ

17

TA21015

Nghe nâng cao 1

Bắt buộc

3

35/10/90

3

Ngoại ngữ

18

TA21016

Nói nâng cao 1

Bắt buộc

3

35/10/90

3

Ngoại ngữ

19

TA21017

Đọc nâng cao 1

Bắt buộc

3

35/10/90

3

Ngoại ngữ

20

TA21018

Viết nâng cao 1

Bắt buộc

3

35/10/90

3

Ngoại ngữ

21

QP10001

Giáo dục quốc phòng 1

Bắt buộc

(3)

45/0/90

4

GDQP

22

QP10002

Giáo dục quốc phòng 2

Bắt buộc

(2)

30/0/60

4

GDQP

23

QP10003

Giáo dục quốc phòng 3

Bắt buộc

(3)

15/(30)/90

4

GDQP

24

TA21022

Nghe nâng cao 2

Bắt buộc

3

35/10/90

4

Ngoại ngữ

25

TA21023

Nói nâng cao 2

Bắt buộc

3

35/10/90

4

Ngoại ngữ

26

TA21024

Đọc nâng cao 2

Bắt buộc

3

35/10/90

4

Ngoại ngữ

27

TA21025

Viết nâng cao 2

Bắt buộc

3

35/10/90

4

Ngoại ngữ

28

TP21002

Tiếng Pháp 2

Bắt buộc

4

50/10/120

4

Ngoại ngữ

29

TA20072

Kĩ năng tổng hợp 1

Bắt buộc

4

50/10/150

5

Ngoại Ngữ

30

TA20014

Ngữ âm-âm vị học tiếng Anh

Bắt buộc

2

25/05/60

5

Ngoại ngữ

31

CT10004

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

Bắt buộc

3

33/12/90

5

GDCT

32

TA21029

Từ vựng –ngữ nghĩa tiếng Anh

Bắt buộc

3

35/10/90

5

Ngoại ngữ

33

TA20067

Lý thuyết dịch

Bắt buộc

4

35/10/90

5

Ngoại ngữ

34

TA20030

Ngữ pháp 2

Bắt buộc

3

35/10/90

5

Ngoại ngữ

35

CT10003

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bắt buộc

2

22/8/60

6

GDCT

36

TA20035

Ngôn ngữ học đối chiếu

Bắt buộc

2

25/05/60

6

Ngoại ngữ

37

 

Tự chọn 1

Tự chọn

2

 

6

Ngoại ngữ

38

TA21032

Phương pháp NCKH CN T.Anh

Bắt buộc

3

35/10/90

6

Ngoại ngữ

39

TA21019

Biên dịch 1

Bắt buộc

3

35/10/90

6

Ngoại ngữ

40

TA21033

Phiên dịch 1

Bắt buộc

3

35/10/90

6

Ngoại ngữ

41

TA21021

Biên dịch 2

Bắt buộc

3

35/10/90

7

Ngoại ngữ

42

TA20049

Phiên dịch 2

Bắt buộc

4

45/15/120

7

Ngoại ngữ

43

TA22038

Tiếng Anh du lịch

Bắt buộc

4

50/10/120

7

Ngoại ngữ

44

TA 21062

Tiếng Anh kinh tế

Bắt buộc

4

50/10/120

7

Ngoại ngữ

45

 

Tự chọn 2

Tự chọn

3

 

7

Ngoại ngữ

46

 

Tự chọn 3

Tự chọn

2

 

7

Ngoại ngữ

47

TA20053

Thực tập chuyên ngành Ngôn ngữ Anh

Bắt buộc

5

0/(75)/150

8

Ngoại ngữ

48

TA20055

Khoá luận tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh hoặc Hai học phần chuyên môn thay thế

Bắt buộc

5

25/05/60

8

Ngoại ngữ

 

 

Tổng số tín chỉ

 

132

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 1 (chọn 1 trong các học phần sau):

 

 

 

1

TA20042

Phân tích diễn ngôn

 

2

25/05/60

6

Ngoại ngữ

2

TA20043

Ngữ dụng học

 

2

25/05/60

6

Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 2 (chọn 1 trong các học phần sau):

 

1

TA20068

Đất nước học (British and American Study)

 

2

25/05/60

7

Ngoại ngữ

2

TA20048

Văn học Anh

 

2

25/05/60

7

Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 3 (chọn 1 trong các học phần sau):

1

TA21037

Tiếng Anh văn phòng

 

3

35/10/90

7

Ngoại ngữ

2

TA21038

Tiếng Anh du lịch

 

3

35/10/90

7

Ngoại ngữ

3

TA20062

Tiếng Anh kinh tế

 

3

35/10/90

7

Ngoại ngữ

4

TA20047

Tiếng Anh thương mại

 

3

35/10/90

7

Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học phần chuyên môn thay thế khóa luận tốt nghiệp:

1

TA20065

Kỹ năng tổng hợp

 

3

35/10/90

8

Ngoại ngữ

2

TA20067

Dịch nâng cao

 

2

25/05/60

8

Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

NGHE CƠ SỞ 1                     

Nghe cơ sở 1 giúp học sinh làm quen và từng bước rèn luyện kỹ năng nghe hiểu. Chương trình gồm các chủ điểm, tình huống liên quan đến cuộc sống thường ngày như: number and address, names and places, times and dates. Cấp độ của học phần ở cuối A2 đầu B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

NÓI CƠ SỞ 1

Đây là một trong những học phần tiên quyết của chương trình đào tạo ngành tiếng Anh, bao gồm 2 phần. Phần 1 cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngữ âm thực hành. Phần 2 giúp sinh viên làm quen với các hoạt động giao tiếp cơ bản. Cấp độ của học phần ở cuối A2 đầu B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

ĐỌC CƠ SỞ 1

Đọc Cơ Sở 1 là môn học tiên quyết bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, được thực hiện vào học kỳ 1 năm thứ nhất. Môn học cung cấp các kỹ năng đọc cơ bản như đọc lướt, đọc tìm chi tiết, đoán trước. Cấp độ của học phần ở cuối A2 đầu B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

VIẾT CƠ SỞ 1

Viết cơ sở 1 là một trong 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh được thực hiện vào học kỳ 1 năm nhất hệ chính quy ngành tiếng Anh. Môn học cung cấp cách viết câu, ngắt câu và các lỗi thường gặp trong khi viết câu. Cấp độ của học phần ở cuối A2 đầu B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

NGỮ PHÁP I                         

Môn Ngữ pháp I giúp cho sinh viên nắm vững cả lý thuyết, thực hành sử dụng từ loại, cấu tạo từ, các cụm từ cơ bản để tạo mệnh đề, câu; và các khái niệm cơ bản về hình thái học và cú pháp học.

TIÊNG PHÁP 1

Môn học giúp sinh viên khả năng hiểu được các loại hình văn bản nói và viết tiếng Pháp ở trình độ sơ cấp, từ đó hình thành ở sinh viên kỹ năng diễn đạt thông qua khẩu ngữ và bút ngữ bằng tiếng Pháp.

NGHE CƠ SỞ 2         

Nghe cơ sở 2 cung cấp một tiến trình nghe hiểu bằng cách tạo ra các kỹ năng nghe và nghĩ chủ động. Chương trình gồm 14 bài, sắp xếp xung quanh chủ đề hoặc đề tài mô tả cuộc sống hàng ngày: health , travel and tourism, festivals… Cấp độ của học phần tương đương B1 chuẩn Châu Âu CEFR

NÓI CƠ SỞ 2

Đây là học phần thứ hai trong chương trình của kỹ năng nói tiếng Anh. Mục tiêu của học phần là giúp sinh viên thực hành sử dụng tiếng Anh để chào hỏi, xin phép, đề nghị, yêu cầu, hỏi đường v.v. trong giao tiếp hàng ngày. Cấp độ của học phần tương đương B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

ĐỌC CƠ SỞ 2

Đọc Cơ Sở 2 là môn học tiên quyết bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, được thực hiện vào học kỳ 2 năm thứ nhất. Môn học cung cấp các kỹ năng của người đọc hiệu quả khi đọc những tài liệu khác nhau. Cấp độ của học phần tương đương B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

VIẾT CƠ SỞ 2

Viết cơ sở 2 là một trong 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh được thực hiện vào học kỳ 2 năm nhất hệ chính quy ngành sư phạm tiếng Anh. Môn học cung cấp cách viết thư,  bản tường trình, tóm tắt, cách  miêu tả nguời và sự vật, cách lập dàn ý, cấu trúc đoạn văn, và cách phát triển các loại đoạn văn. Cấp độ của học phần tương đương B1 chuẩn Châu Âu CEFR.

TIÊNG PHÁP 2

Môn học giúp sinh viên khả năng hiểu được các loại hình văn bản nói và viết tiếng Pháp ở trình độ trung cấp, từ đó hình thành ở sinh viên kỹ năng diễn đạt thông qua khẩu ngữ và bút ngữ bằng tiếng Pháp.

NGỮ ÂM – ÂM VỊ HỌC TIẾNG ANH                                 

 Môn học giúp cho sinh viên nắm vững các vấn đề miêu tả và phân loại âm dựa vào các đặc điểm phát âm và phương thức hoạt động của cơ quan phát âm; các nguyên lý về qui tắc phát âm và biến âm từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ và kỹ năng sư phạm.

NGHE NÂNG CAO 1            

Nghe nâng cao 1 dạy cho sinh viên những chiến lược thực hành trước khi nghe bài giảng. Những bài giảng trong học phần ngắn hơn và dễ hiểu hơn. Chương trình gồm các chủ điểm gần gũi trong cuộc sống như: biology, history, art... Cấp độ của học phần tương đương B2 chuẩn Châu Âu CEFR.

NÓI NÂNG CAO 1

Đây là học phần thứ tư trong chương trình của kỹ năng nói tiếng Anh. Mục tiêu của học phần là giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói, hình thành và rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội. Cấp độ của học phần tương đương B2 chuẩn Châu Âu CEFR.

ĐỌC NÂNG CAO 1

Đọc Nâng Cao 1 là môn học tiên quyết bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, được thực hiện vào học kỳ 3 năm thứ hai. Môn học cung cấp các kỹ năng đọc nâng cao, các thủ thuật tìm nhanh, chính xác câu trả lời ... Cấp độ của học phần tương đương B2 chuẩn Châu Âu CEFR.

VIẾT NÂNG CAO 1

Viết nâng cao 1 là một trong 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh được thực hiện vào học kỳ 3 hệ chính quy ngành tiếng Anh. Môn học cung cấp cách viết một bài luận và thực hành các bước viết một bài  luận hoành chỉnh. Cấp độ của học phần tương đương B2 chuẩn Châu Âu CEFR.

BIÊN DỊCH 1

Môn biên dịch 1 giúp cho sinh viên thực hành dịch các mẫu câu thuộc các loại như: câu đơn, câu ghép, câu phức và tiếp cận với một số khái niệm đơn giản về ngôn ngữ và học các chiến lược dịch.

BIÊN DỊCH 2

 Học phần này nhằm mục đích trang bị cho sinh viên kiến thức và từ vựng chuyên sâu về các chủ đề thông thường. Sinh viên sẽ tiến hành phân tích và thực hành dịch đồng thời tham gia thảo luận và đánh giá các bản dịch.

NGHE NÂNG CAO 2            

Nghe nâng cao 2 dạy cho sinh viên những chiến lược thực hành trước khi nghe bài giảng. Sinh viên cũng được làm quen với bản tin tiếng Anh. Cấp độ của học phần tương đương C1 chuẩn Châu Âu CEFR.

ÓI NÂNG CAO 2

Đây là học phần thứ năm trong chương trình của kỹ năng nói tiếng Anh. Mục tiêu của học phần là giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng tranh luận về các vấn đề gây nhiều tranh cãi liên quan tới y tế, giáo dục, v.v. Cấp độ của học phần tương đương C1 chuẩn Châu Âu CEFR.

ĐỌC NÂNG CAO 2

Đọc Nâng Cao 2 là môn học tiên quyết bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, được thực hiện vào học kỳ 5 năm thứ ba. Môn học cung cấp các kỹ năng đọc, xử lý những bài đọc theo dạng TOEFL, IELTS... Cấp độ của học phần tương đương C1 chuẩn Châu Âu CEFR.

VIẾT NÂNG CAO 2

Viết nâng cao 2 là một trong 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh được thực hiện vào học kỳ 4 hệ chính quy ngành tiếng Anh. Môn học giúp sinh  viên nắm vững và thực  hành tốt các thể loại bài luận trong tiếng Anh. Cấp độ của học phần tương đương C1 chuẩn Châu Âu CEFR.

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU                    

Môn học này giúp sinh viên nắm được khái niệm về phân tích đối chiếu ngôn ngữ,  cơ sở tâm lý của phân tích đối chiếu, các bộ phận ngôn ngữ của phân tích đối chiếu, và so sánh đối chiếu ngôn ngữ Anh và Việt.

NGỮ PHÁP II                        

Môn Ngữ pháp II giới thiệu các khái niệm hình thái. lý thuyết và thực hành về các loại mệnh đề trong câu,  câu đơn và các thành phần trong câu đơn, câu ghép và các thành phần trong câu ghép, câu phức và các thành phần trong câu phức.

TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA    

Môn học này cung cấp cho sinh viên các khái niệm và các phạm trù cơ bản liên quan đến từ vựng như: từ và nguồn gốc của từ, cấu trúc hình thái học của từ tiếng Anh, khái niệm ngữ nghĩa và các vấn đề liên quan của ngữ nghĩa học.

 DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết ngôn ngữ như: nguồn gốc ngôn ngữ, ngôn ngữ và lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, các trường phái nghiên cứu ngôn ngữ, ngữ vực, …

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC         

Đây là môn học bắt buộc kế tiếp đối với sinh viên ngành tiếng Anh,  tập trung vào các vấn đề về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học, cách viết các bài nghiên cứu khoa học và văn phong khoa học APA.

PHIÊN DỊCH 1                      

Học phần này giúp cho sinh viên nắm vững Loại hình phiên dịch, kỹ năng, những khó khăn phiên dịch thường gặp và cách khắc phục. Sinh viên thực hành phiên dịch hội thoại, phỏng vấn , các bản tin về giáo dục, kinh tế, thời sự và nông nghiệp.

TIẾNG ANH KINH TẾ                     

Đây là môn chuyên ngành tự chọn cho sinh viên ngành tiếng Anh đề cập đến các vấn đề: Kinh tế, cách tổ chức kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, phương thức phân tích kinh tế, cung và cầu, giá cả và thu nhập.

VĂN HỌC ANH

Giới thiệu  về lịch sử phát văn học Anh qua sáu giai đoạn chính  như các trào lưu, thể loại, đặc điểm, nội dung,  tác giả, tác phẩm tiêu biểu, và những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền văn học này. 

PHIÊN DỊCH 2                      

 Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật và rèn luyện kỹ năng phiên dịch hội nghị, hội thảo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và du lịch dựa trên lý thuyết dịch của Bell và Newmark.

TIẾNG ANH VĂN PHÒNG

Môn học này là môn chuyên ngành tự chọn được dạy cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Môn học này giúp sinh viên hiểu về các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực văn phũng và thực hành hành tốt các tình huống giao tiếp ở văn phòng.

TIẾNG ANH DU LỊCH

Môn học này là môn chuyên ngành tự chọn được dạy cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Môn học này giúp sinh viên hiểu về các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch và thực hành hành tốt các tình huống giao tiếp về du lịch.

GIAO TIẾP GIAO VĂN HÓA          

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về  các bình diện nội ngôn, cận ngôn và phi ngôn từ thể hiện trong giao tiếp giao văn hoá và nội văn hoá, các bình diện phạm trù lịch sự trong tiếng Anh.

ĐẤT NƯỚC HỌC (British and American study)

 Giới thiệu sơ lược sự hình thành và phát triển của Vương Quốc liên hiệp Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hệ thống chính trị, giáo dục, đời sống văn hóa, phong tục tập quán, v.v.

PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN                

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về kết cấu văn bản, nhấn mạnh yếu tố liên kết và mạch lạc trong ngôn ngữ, cũng như vai trò và mối quan hệ giữa những người tham thoại ảnh hưởng như thế nào đến  cấu trúc thông tin và sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp.

NGỮ DỤNG HỌC

Môn học này giúp sinh viên hình thành kĩ năng phân tích văn bản, diễn giải nghĩa của phát ngôn trong ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp tiếng Anh.

TIẾNG ANH BÁO CHÍ

Đây là một học phần tự chọn trong chương trình đào tạo ngành tiếng Anh. Mục tiêu của học phần là cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tiếng Anh lĩnh vực báo chí và giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nâng cao.

TIẾNG ANH LUẬT              

Tiếng Anh chuyên ngành Luật chủ yếu nhằm vào việc phát triển vốn thuật ngữ chuyên ngành. Tiếng Anh Luật gồm 10 chương bao gồm nhiều lĩnh vực luật khác nhau như luật nhà nước, luật hành chính, luật dân sự, luật công ty,..

KỸ NĂNG TỔNG HỢP

Đây là môn học bắt buộc kế tiếp tổng hợp bốn kỹ năng tiếng Anh về các chủ điểm: Gia đình, các mối quan hệ xã hội, dạy và học, giao tiếp giao văn hóa, và kỹ năng xin việc làm. Môn học này hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng Anh tương đương cấp độ C1, là môn thay thế tốt nghiệp sinh viên phải hoàn thành trước khi ra trường.

DỊCH NÂNG CAO

Môn học này trang bị một số kỹ năng cần thiết trong quá trình dịch thuật  và kiến thức thuộc các chủ đề như Kinh tế, Tài chính, Khoa học kỹ thuật và công nghệ và các vấn đề xã hội. Là môn học hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng dịch thuật, môn thay thế tốt nghiệp sinh viên phải hoàn thành trước khi ra trường.

 

10. Danh sách đội ngũ giảng viên trong khoa thực hiện chương trình:

TT

Họ và tên

Chức danh, học vị

Lĩnh vực chuyên ngành

Ghi chú

1.

Trần Bá

Tiến

TS

Ngôn ngữ Anh

 

2

Ngô Đình

Phương

PGS. TS.

Ngôn ngữ Anh

 

3

Lê Đình

Tường

PGS. TS.

Lý luận Ngôn ngữ

 

4

Lê Công

Thìn

PGS. TS.

Lý luận Ngôn ngữ

 

5

Trần Thị Ngọc

Yến

TS

PPGD tiếng Anh

 

6

Nguyễn Thị Vân

Lam

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

7

Nguyễn Thị Kim

Anh

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

8

Nguyễn Thị Tuyết

Hồng

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

9

Nguyễn Thị Bích

Hiền

ThS

PPGD tiếng Anh

 

10

Vũ Thị Việt

H­ương

ThS

PPGD tiếng Anh

 

11

Phan Thị

H­ương

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

12

Lê Thị Thuý

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

13

Bùi Thị Thanh

Mai

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

14

Võ Thị Hồng

Minh

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

15

Cao Thị

Phư­ơng

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

16.

Nguyễn Thị Lan

Phư­ơng

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

17

Nguyễn Hữu

Quyết

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

18

Nguyễn Thị

Tư­ờng

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

19

Trần Ngọc

T­ưởng

ThS

Ngôn ngữ Anh

 

20

Trần Thị

Hảo

ThS

PPGD tiếng Anh

 

21

Hoàng Tăng

Đức

ThS.

PPGD tiếng Anh

 

22

Trần Thanh

ThS

PPGD tiếng Anh

 

23

Trần Giang

Nam

ThS

Ngôn ngữ Pháp

 

24

Nguyễn Lê Hoài

Thu

ThS

Ngôn ngữ Pháp

 

25

Phạm Xuân

Sơn

ThS

Ngôn ngữ Pháp

 

26

Thái Anh

Tuấn

ThS

Ngôn ngữ Pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

            Ngoài hệ thống cơ sở vật chất chung của trường như phòng học, thư viện, v.v. để thực hiện chương trình đào tạo này cần có thêm các phòng học tiếng chuyên dụng bao gồm ca bin có máy tính cài phần mềm ghi âm phục vụ dạy phiên dịch, máy chiếu.

 

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình:

            - Đây là chương trình khung, trình bày vắn tắt những nội dung cơ bản để đào tạo Cử nhân ngành NN Anh với thời gian  4 - 6 năm.

            - Trên cơ sở chương trình này, các tổ bộ môn sẽ phân công CBGD biên soạn đề cương chi tiết và bài giảng, tiến tới biên soạn giáo trình môn học.

            - Hàng năm Hội đồng Khoa học - Đào tạo khoa sẽ đề nghị Hiệu trưởng nhà trường điều chỉnh, bổ sung chương trình cho phù hợp với yêu cầu xã hội, ngành và điều kiện của trường, khoa. Mức độ điều chỉnh tối đa là 20% mỗi năm.

            Chương trình khung này đã được Hội đồng Khoa học - Đào tạo khoa Ngoại Ngữ xem xét và thông qua.

 

HIỆU TRƯỞNG